Friday, April 12, 2013

Bắc Kinh bảo vệ quyền lợi riêng qua lá bài Bình Nhưỡng


 

 
Thứ năm 11 Tháng Tư 2013
Bắc Kinh bảo vệ quyền lợi riêng qua lá bài Bình Nhưỡng
 
Tòa đại sứ Bắc Triều Tiên tại Bắc Kinh
Tòa đại sứ Bắc Triều Tiên tại Bắc Kinh
REUTERS/Kim Kyung-Hoon
 
 
Tại sao Bắc Kinh điềm nhiên tọa thị để Kim Jong Un hù dọa cộng đồng quốc tế bằng chiến tranh nguyên tử ? Trung Quốc không đủ ảnh hưởng để kềm chế đàn em hay tệ hơn nữa là thao túng bên trong hậu trường gây khó khăn cho Hoa Kỳ ? Từ 1950 đến nay, đảng Cộng sản Trung Quốc luôn luôn thi hành chính sách duy nhất : sử dụng Bắc Triều Tiên làm lá chắn bảo vệ « quyền lợi cốt lõi » .

Sau hai tháng khiêu khích, từ thử tên lửa tầm xa đến nổ hạt nhân trong lòng đất, Bắc Triều Tiên, với nền kinh tế nửa sống nửa chết, tuyên chiến với Hoa Kỳ dọa đánh Hàn Quốc và Nhật Bản, kéo thế giới vào chiến tranh hủy diệt.

Nguy cơ xảy ra chiến tranh rất lớn. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cảnh cáo lãnh đạo Bắc Triều Tiên « đã đi quá xa ». Cho đến giờ, Washington cũng như hai chính phủ cánh hữu tại Tokyo và Seoul đều giữ thái độ trầm tĩnh : vừa không thách thức Bình Nhưỡng vừa không kích động công luận của mình. Ba nước đồng minh tăng cường các biện pháp quân sự phòng vệ và răn đe nhưng tránh không làm mất mặt Bình Nhưỡng.

Trong bối cảnh căng thẳng, hôm thứ hai 08/04/2013, Mỹ thận trọng dời một cuộc thử nghiệm tên lửa liên lục địa nhưng chỉ vài giờ sau Bình Nhưỡng vẫn leo thang tuyên bố rút hết 53 ngàn nhân công ra khỏi đặc khu công nghiệp Keasong.

Đích thân tổng thống Mỹ Barack Obama đã thúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình can thiệp để ép Kim Jong Un xuống thang. Thế nhưng, ngoài những lời tuyên bố kêu gọi « hai bên bình tĩnh » Bắc Kinh chưa có một động thái cụ thể nào. Tại sao ?

Theo giới phân tích, và quan chức Trung Quốc cũng nhìn nhận, từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình, ban lãnh đạo Trung Quốc chỉ có một chính sách duy nhất là bảo vệ quyền lợi của họ, tức là sự tồn vong của đảng Cộng sản Trung Quốc ( Politique nord-coréenne de la Chine : continuité dans la défense des intérêts chinois par Antoine Bondaz).

Nói cách khác dù Mao Trạch Đông gửi quân sang giúp Kim Nhật Thành năm 1950 hay thái độ thụ động của Tập Cận Bình trước các động thái khiêu khích quốc tế của Kim Jong Un ngày nay, không phải là vì quyền lợi Bắc Triều Tiên cũng không phải vì nhân dân Trung Quốc mà tất cả đều nhằm phục vụ « thế độc tôn » của đảng Cộng sản Hoa lục.


Quan hệ lịch sử nhiều thăng trầm
Trước hết chuyên gia Pháp Antoine Bondaz thuộc viện nghiên cứu Asia Centre và Đại học chính trị Paris nhận định :

Từ 1950 đến nay, sách lược Bắc Triều Tiên của Bắc Kinh là một chính sách thực dụng nhằm duy trì tình trạng chia cắt tại bán đảo Triều Tiên : Ngày 19/10/1950, theo lệnh của Mao Trạch Đông hàng trăm ngàn « chí nguyện quân » đã tràn sang bán đảo Triều Tiên trợ sức cho quân đội Kim Nhật Thành lúc đó đang bị cuộc phản công của Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ chỉ huy đè bẹp chạy lui về biên giới Trung Hoa.

Lý do chính thức được Bắc Kinh cỗ vũ tuyên truyền vào thời điểm đó là giúp Bắc Triều Tiên chống Mỹ bảo vệ lãnh thổ qua khẩu hiệu tám chữ : Kháng Mỹ Viện Triều Bão Gia Vệ Quốc. Nếu Hoa lục và Bắc Triều Tiên tự cho là anh em « môi hở răng lạnh » thì mục tiêu tối hậu của Bắc Kinh là bảo vệ quyền lợi sinh tử, duy trì một nửa nước Triều Tiên làm trái độn mà họ gọi là « hoãn xung quốc » đối đầu với « đế quốc Mỹ » trấn đóng tại miền nam vĩ tuyến 38.

Cũng để bảo vệ « quyền lợi cốt lõi » này mà ban lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận hy sinh hàng chục ngàn sinh mạng trong đó có con trai cả của Mao Trạch Đông là Mao Ngạn Long. Hệ quả tiếp theo là Trung Quốc đánh mất cơ hội hòa giải với Mỹ, thống nhất với Đài Loan bằng vũ lực.

 Bị cô lập với phần còn lại với thế giới, Trung Quốc không bắt được con tàu tái thiết sau Thế chiến thứ Hai và phục hưng kinh tế sau cuộc nội chiến với Quốc dân đảng cho nên nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mới thành lập bị suy yếu thêm.

Trong bối cảnh chiến tranh lạnh với Mỹ và xung khắc với Liên Xô, Bắc Kinh bằng mọi giá phải hậu thuẫn Bình Nhưỡng không để cho chế độ Kim Nhật Thành sụp đổ hoặc ngã theo Matxcơva. Cũng vì mang món nợ máu xương với Bắc Kinh cho nên ngày 11/07/1961, Bắc Triều Tiên đã ký một hiệp ước hợp tác song phương được đặt tên là « Trung Triều Hữu Hảo Hợp Tác Hỗ Trợ Điều Ước ».

Bị Trung Quốc dùng món nợ xương máu làm chất liệu xây dựng quan hệ anh em, đảng Lao động Triều Tiên tỏ ra cánh giác tột độ. Tuy gọi là anh em, là đồng minh, nhưng không bên nào tin cậy bên nào. Theo giáo sư Lee Jong Seok, trung tâm nghiên cứu Sejong, Seoul, thì Bình Nhưỡng tìm mọi cách ngăn chận ảnh hưởng Trung Quốc. Nhà sáng lập chế độ Bắc Triều Tiên tung ra thuyết Chủ Thể (Juche) và thanh trừng các đảng viên thân Trung Quốc.

Lợi dụng thế phân tranh giữa Mao và Stalin, ông Kim Nhật Thành đã khai thác cả Bắc Kinh lẫn Matxcơva để phục vụ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, trong thập niên 1970, Trung Quốc từ chối ủng hộ một kế hoạch của Kim Nhật Thành dự định đánh chiếm Nam Hàn. Một lần nữa, Bắc Kinh không để cho Bình Nhưỡng tự tung tự tác.

Sau chiến tranh lạnh : Bắc Kinh bang giao với Hàn Quốc, cần sức mạnh kinh tế của Seoul nhưng vẫn ủng hộ « trái độn » Bình Nhưỡng.

Vào thập niên 1990, Trung Quốc bị một loạt biến cố từ bên ngoài lẫn bên trong gây điên đảo. Sau vụ đàn áp phong trào sinh viên đòi dân chủ tại quãng trường Thiên An môn năm 1989, Bắc Kinh bị thế giới tẩy chay. Hai năm sau, Liên Xô sụp đổ. Từ năm 1986, song song với tiến trình dân chủ hóa chế độ, Seoul đã nhanh chóng giải hòa với hai kẻ thù cũ là Bắc Kinh và Matxcơva.      

Năm 1990, Hàn Quốc thiết lập bang giao với Liên Xô vài tháng trước khi cộng sản Đông Âu tan hàng.

Trong thế cô lập,Trung Quốc đã chấp nhận bàn tay mời gọi của Hàn Quốc. Liên Xô tan rã, Trung Quốc yên tâm không còn e sợ Bắc Triều Tiên ngã vào vòng tay của Matxcơva. Ngày 24/08/ 1992, Bắc Kinh và Seoul thiết lập bang giao ghi dấu một bước chuyển hướng trong quan hệ 40 năm Bắc Kinh -Bình Nhưỡng.

Bên cạnh yếu tố chính trị, quyết định của Trung Quốc bị chi phối vì quyền lợi kinh tế. Từ thập niên 1980, Trung Quốc đã gia tăng giao thương với Hàn Quốc để thu hút đầu tư, kỹ thuật phục vụ chính sách mở cửa, cải cách của Đặng Tiểu Bình. Từ 120 triệu đôla năm 1983, trao đổi thương mại giữa hai bên tăng lên 1,68 tỷ năm 1987 và lên 11 tỷ 660 triệu trong năm 1991 so với 623 triệu đôla trong quan hệ mậu dịch Bắc Kinh - Bình Nhưỡng cùng năm.

Cũng phải nói là sự quan tâm của Trung Quốc vào sức mạnh kinh tế của Hàn Quốc là chuyện đương nhiên. Vào thời điểm 1991, tổng sản lượng quốc gia GDP của Hàn Quốc là 329 tỷ đôla cao gấp 17 lần GDP của Bắc Triều Tiên.

Hệ quả là quan hệ Trung-Triều bị suy thoái lập tức : Bắc Kinh ngưng hỗ trợ cho Bắc Triều Tiên nhập khẩu hàng hóa. Quan hệ thương mại bị suy giảm từ 899 triệu đôla trong năm 1993 xuống còn 370 triệu trong năm 1999.

Ngày 08/07/1994 Kim Nhật Thành qua đời làm cho Bắc Triều Tiên suy yếu thêm.
Lo sợ bị Trung Quốc bỏ rơi, mà Liên Xô thì đã tan rã, Bình Nhưỡng không còn lối thoát nên chấp nhận bàn tay của Mỹ, ký kết Hiệp định khung ngày 21/10/1994 tại Genève, đình chỉ tham vọng hạt nhân đánh đổi viện trợ nhân đạo từ Hoa Ky, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Phải chờ đến năm 2000, sau chuyến công du đầu tiên của Kim Jong Il, mà tình trạng sức khỏe đã không tốt, quan hệ hai nước mới được hâm nóng.

Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan

Trong 10 năm qua, chính sách Trung-Triều gần như không thay đổi. Tiếp tục duy trì một mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Seoul, Bắc Kinh ủng hộ chế độ Bình Nhưỡng từ chính trị đến kinh tế. Tuy nhiên chính sách này hoàn toàn nhằm phục vụ mục tiêu giữ « nguyên trạng » : bán đảo ổn định, lãnh thổ phân chia và không chạy đua vũ trang hạt nhân.

Quyền lợi « cốt lõi » của Bắc Kinh gắn chặt vào tình hình « nguyên trạng » của hai miền Triều Tiên. Như tuyên bố của Đới Bỉnh Quốc, cố vấn quốc vụ viện năm 2010, ba quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc là ổn định chính trị, an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Ổn định chính trị đồng nghĩa với vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản tại Hoa lục không bị đe dọa là ưu tiên số một của Bắc Kinh. Do vậy, ổn định tại bán đảo Triều Tiên, lò thuốc súng của khu vực, là trọng điểm của ba quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc.

Theo nhận định của giáo sư chính trị quốc tế Pháp Antoine Bondaz, sự phát triển của châu Á Thái Bình Dương tùy thuộc vào tình hình an ninh tại bán đảo Triều Tiên. Kinh tế khu vực phát triển thì kinh tế Trung Quốc mới phát triển, bảo đảm cho chế độ sống còn và cho phép đảng Cộng sản Trung Quốc tồn tại ở vai trò độc tôn.
Điều kiện thứ hai là bán đảo Triều Tiên tiếp tục bị chia đôi thì Trung Quốc được hai điều lợi : có Bắc Triều Tiên làm trái độn đối đầu với quân lực Mỹ ở Nam Hàn và cùng lúc tăng cường ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng xuyên qua các hợp đồng khai thác tài nguyên, mượn đường ra biển Nhật Bản và mở mang vùng đông bắc Trung Quốc, giáp giới với Bắc Triều Tiên.

Quyền lợi kinh tế này tuy vậy không phải là lý do khiến cho Trung Quốc chống lại viễn ảnh thống nhất tại nước láng giềng. Nhiều nhà phân tích Trung Quốc gần như gián tiếp nhìn nhận chuyện phải đến sẽ đến, bán đảo Tiều Tiên sẽ gom về một mối trong tương lai trong chế độ tự do.

Tuy nhiên các điều kiện để Nam Hàn « nuốt » Bắc Hàn chưa được ấn định một cách rõ ràng. Bất trắc quá lớn theo quan điểm của Bắc Kinh : không có gì bảo đảm bán đảo Triều Tiên thống nhất không gây thiệt hại cho quyền lợi của đảng Cộng sản Trung Quốc. Điểm cuối cùng , Bắc Kinh cũng nghiêng về giải pháp phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên vì sợ Hàn Quốc và Nhật Bản cũng chạy đua trang bị vũ khí nguyên tử.


Chỉ có Hàn Quốc mới cứu được Bắc Triều Tiên
Theo nhận định của chuyên gia Nga Andrei Lankov, Bắc Kinh tuy không hài lòng thái độ khó kiểm soát của đàn em láng giềng nhưng vì quyền lợi của mình phải ủng hộ Bình Nhưỡng để duy trì nguyên trạng tại bán đảo Triều Tiên.

Đối với Trung Quốc thì mọi thay đổi đều gây tổn hại sinh tử cho đảng Cộng sản Hoa lục : hai miền nam bắc thống nhất dưới ngọn cờ Hàn Quốc, chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ hay Bình Nhưỡng thành công chế tạo được vũ khí hạt nhân thì hệ quả của nó sẽ làm đảo lộn tình hình trong khu vực và đe dọa sự tồn vong của chính bản thân chế độ độc tài Trung Quốc.

Thế nhưng, Bắc Kinh có phương tiện, có đủ quyết tâm chính trị để kềm chế Bình Nhưỡng hay không ? Thái độ gần như thụ động của Trung Quốc, thành viên Hội Đồng Bảo An, trước hàng loạt hành động khiêu khích của dòng họ Kim là cố tình hay do bất lực ?

Theo các nhà ngoại giao Hàn Quốc thì thực tế rất nghịch lý. Dù Trung Quốc là điểm tựa của chế độ Bắc Triều Tiên nhưng ảnh hưởng của Trung Quốc không đủ mạnh, vũ khí duy nhất của Bắc Kinh là chiếc « chày vồ ». Trung Quốc chỉ cần đóng biên giới, cắt viện trợ nhiên liệu, thực phẩm là chế độ Bình Nhưỡng sẽ sụp đổ trong ba ngày. Tuy nhiên, trừng phạt Bình Nhưỡng để làm gì khi mà quyền lợi cốt lõi của đảng Cộng sản Trung Quốc bị tác hại.

Biện pháp mạnh không được mà thuyết phục cũng không được, Bắc Triều Tiên đã trở thành một cục xương trong cổ họng Trung Quốc.

Về phần Bắc Triều Tiên, tuy sống còn nhờ Trung Quốc, nhưng gia đình họ Kim khôn ngoan chọn con đường « tự túc, tự cường » theo ý thức hệ « chủ thể » của Kim Nhật Thành, tránh không lệ thuộc vào thiên triều Trung Quốc.

Đó là một trong những lý do giải thích tại sao chiến lược ngoại giao của Bình Nhưỡng luôn luôn độc lập. Từ thời chiến tranh lạnh Kim Nhật Thành vận dụng thế xung khắc Bắc Kinh- Matxcơva để thủ lợi và từ nay người nối nghiệp sẽ khai thác thế đối nghịch giữa Bắc Kinh và Washington để bảo vệ cơ đồ.

Bắc Triều Tiên đang thương thuyết với Nga xây ống dẫn khí đốt và vươn tay đến ASEAN để tìm đối tác thương mại là những tín hiệu chủ động hướng về tương lai của Bình Nhưỡng.

Theo chuyên gia Antoine Bondaz, Bắc Kinh càng bất lực hơn nếu tân tổng thống Phác Cận Huệ thực hiện lời hứa lúc tranh cử tỏ ra mềm mỏng hơn với Bình Nhưỡng. Một chiến lược mới từ Seoul có ba điều lợi, một là ít « tốn kém chính trị », hai là tránh cho Mỹ phải can thiệp trực tiếp và ba là tạo cơ hội cho Bình Nhưỡng tách xa Bắc Kinh.

Thái độ hù dọa chiến tranh hạt nhân trong những tuần qua phải chăng là thủ đọan của Kim Jong Un trắc nghiệm Washington và Seoul trước khi dứt khoát lựa chọn ?

Chưa ai trả lời dứt khoát câu hỏi này, nhưng đây là ý kiến chung của đa số công luận Hàn Quốc. Hãng tin công giáo Asia News ngày 10/04/2013 cho biết : chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hàn Quốc, kêu gọi cộng đồng Thiên chúa giáo cầu nguyện cho Bắc Triều Tiên.

 Theo nhận định của Đức cha Phê-rô Kang U Il thì chính quyền Bình Nhưỡng gây căng thẳng hiện nay để « cứu thể diện và xin cứu đói ». Bình Nhưỡng đe dọa mọi người vì « không đủ khả năng tự vực dậy kinh tế và tự cứu không phải lao vào thảm họa chiến tranh ».


Số phận lưu đày của dân oan khiếu kiện


 

Số phận lưu đày của dân oan khiếu kiện


Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-04-11

Email

Ý kiến của Bạn

Chia sẻ

In trang này



CIMG8798-305.jpg

Nhà của Bà Trần Thị Hằng tại địa chỉ 695 (số cũ: 563b) Đường Trường Chinh, Phường Quán Trữ, Quận Kiến An, TP. Hải Phòng. Ảnh chụp trước đây.

Hình thính giả gởi RFA

 

Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “tiếng súng hoa cải Đoàn Văn Vươn” khép lại với các bản án tù treo và tù giam dành cho 6 bị can trong gia đình họ Đoàn. Trong khi đó còn hàng ngàn dân oan, giống hoàn cảnh của ông Vươn, làm thủ tục khiếu kiện theo đúng quy định của luật pháp hàng năm trường nhưng vẫn chưa nhận được “bản án” nào.

Hòa Ái trình bày thảm cảnh của hai trong số những trường hợp đang phải vất vưởng đi khiếu kiện suốt mấy chục năm qua.

Nỗi khổ thầm lặng


Ngày nay, mỗi khi nghe đến hai chữ “dân oan”, người ta thường liên tưởng đến hoàn cảnh của những người bị mất đất đai, ruộng vườn, nhà cửa một cách bất công ở khắp các tỉnh thành trong đất nước Việt Nam:

“Tôi là một người ở tại Việt Nam. Nếu nói đúng ra thì tôi cũng là một ‘dân oan’. Nỗi khổ kéo dài gần 20 năm nay rồi. Rất khổ nhưng tôi cứ thầm lặng như thế để chờ một ngày công lý đến. Cố mưu sinh để sống, để tồn tại đến một ngày đòi được nhà.”

Lời chia sẻ vừa rồi của bà Trần Thị Hằng có thể được xem đã nói thay cho hoàn cảnh của hàng ngàn “dân oan” hiện nay. Bị trở thành “dân oan” trong một trò phù phép của các quan chức ngành ngân hàng, bà Trần Thị Hằng nhớ lại 17 năm về trước, vợ chồng bà thế chấp căn nhà để được vay số tiền bằng một phần ba giá trị căn nhà ở Ngân hàng Công thương Ngô Quyền - TP. Hải Phòng trong vòng 1 năm. Sau 6 tháng trả tiền lời, bà Hằng làm đơn xin giảm lãi suất từ 2,6% xuống còn 1,75% theo mức hạ lãi suất mới của Ngân hàng Nhà nước quy định. Thế nhưng, các quan chức ngân hàng nơi bà Hằng vay tiền không đồng ý, bắt buộc phải trả đúng mức lãi suất 2,6% trong 6 tháng còn lại hoặc là phải trả lại tiền vay gốc.

Chồng tôi uất ức quá, dâng huyết áp cao trong vòng 1 tuần rồi ra đi mất, chồng tôi chết như vậy và tôi không còn một nào để làm chỗ dựa nữa.
Trần Thị Hằng

“Tôi vừa đi vắng mấy ngày thì họ lập tức đưa đầu gấu và xã hội đen đến để đàn áp chồng với con tôi ở nhà. Có mấy chục nhân viên ngân hàng và có cả đầu gấu và xã hội đen. Họ đến chèn ép và bắt chồng tôi ký vào biên bản phát mãi không thì dọa đánh, dọa giết”.

Sau khi gõ cửa các cơ quan liên quan ở Hà Nội, trong lúc hai vợ chồng đi Hà Nội để nhận công văn trả lại nhà thì ở Hải Phòng, ngôi nhà của họ bị niêm phong cùng toàn bộ tài sản và đứa con nhỏ bị đuổi ra ngoài khi bố mẹ vắng nhà.

Đã gần 20 năm qua gia đình bà Trần Thị Hằng cõng đơn khiếu kiện ngược xuôi giữa Hà Nội và Hải Phòng. Chồng bà Hằng lâm bệnh huyết áp cao và bị đột quỵ. Các con bà có người bị trầm cảm do cuộc sống lang thang, không nhà cửa và vô vọng khi theo đuổi “con kiến mà kiện củ khoai”. Sau bao năm dài đăng đẳng, bà Hằng vẫn không biết nguyên do vì sao không có một cơ quan nào từ phường cho đến quận lên tiếng giải quyết cho oan khiêng của gia đình mình.

Lưu đày trên quê hương mình


TKTT-01-200.jpg

Bà Nguyễn Thị Huần bị công an đánh khi đi khiếu kiện, ảnh chụp trước đây. Hình do bà cung cấp.

Vào tháng 2/2012, một nhóm phóng viên ở Việt Nam vào cuộc và nhờ vào mối thâm tình của một phóng viên với chủ tịch quận, vợ chồng bà Hằng xem được một bộ hồ sơ giả hợp pháp của căn nhà với tên chủ nhân mới do các quan chức địa phương từ cấp phường đến cấp sở Tài nguyên Môi trường ký tên. Bà Hằng cho biết khi chồng bà nhìn thấy bồ hồ sơ nhà giả mạo này, “anh ấy uất ức quá, dâng huyết áp cao trong vòng 1 tuần rồi ra đi mất. Chồng tôi chết rồi ạ. Chồng tôi chết như vậy và tôi không còn một nào để làm chỗ dựa nữa. Cho đến bây giờ tôi rất hoảng loạn và không biết làm gì nữa. Mẹ con tôi bây giờ rất là khổ”.

Còn có bao nhiêu hoàn cảnh của dân oan ở khắp nơi giống như thế khi nhẫn nại đi khiếu kiện từ địa phương cho đến trung ương? “Dân oan” còn phải gánh chịu những cùng cực nào khác nữa trong những năm trường đi khiếu kiện?

Khóc trong nước mắt, thương binh Nguyễn Thị Huần nói là cuộc đời mình kém may mắn. Từ 17 tuổi đã phục vụ cho đất nước, năm 1975 đi bộ đội, năm 1978 thành thương binh, bà Huần đi khiếu nại vì cho rằng “chế độ thương binh 176” áp dụng cho mình là không đúng. Trong lúc đi khiếu nại, ngôi nhà nhỏ của 3 mẹ con bà Huần bị chính quyền địa phương đập phá. Đi khiếu kiện ở thủ đô Hà Nội cùng các dân oan khắp nơi tụ về, bà Nguyễn Thị Huần nhiều lần bị bắt bớ, đánh đập và bị biệt giam 7 tháng ở trại giam Hỏa Lò và Suối Hai với tội danh “gây rối trật tự công cộng”, “liên tiếp tụ tập đông người để theo đuổi khiếu kiện”. Gần 22 năm khiếu kiện, hai đứa con thơ dại phải sống cảnh đầu đường xó chợ, phải đánh giày, lượm giấy vụn lây lất qua ngày. Giờ đây, hai người con đến tuổi trưởng thành không thể có một công việc ổn định vì không có một giấy tờ nào để chứng minh nhân thân.

“Gia đình tôi bây giờ vô gia cư hết rồi. Bây giờ xóa tên trên hộ khẩu, xóa tên trên bảng dân số ở VN rồi. Không biết bấu víu vào đâu. Không có 1 chính quyền, tổ chức hay cơ quan nào có trách nhiệm quản lý mà bảo vệ quyền lợi của 3 mẹ con tôi. Suốt 21 năm nay rồi, mẹ con tôi chưa được yên ổn tí nào cả”.

Tiếng than oai oán của bà Nguyễn Thị Huần van xin chính quyền cho 3 mẹ con bà đi tị nạn khi không thể được dung thân một cách hợp pháp tại Việt Nam; tiếng nấc nghẹn ngào của bà Trần Thị Hằng kể lại không có một nơi để tổ chức ma chay cho chồng, chiếc xe tang chở thẳng quan tài từ nhà xác ra nghĩa địa… phải chăng những “dân oan” khiếu kiện đang nhận lãnh “bản án” lưu đày trên chính quê hương mình?

Tin, bài liên quan





HRW: Phải có tiến bộ cụ thể trong Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ


 

Tin tức / Việt Nam


HRW: Phải có tiến bộ cụ thể trong Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ



Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch Phil Robertson

Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch Phil Robertson

  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ



Hình ảnh/Video



Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 6/4/2013



Video

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 5/4/2013


CỠ CHỮ 


10.04.2013

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) thúc giục Hoa Kỳ và Việt Nam đạt những tiến bộ cụ thể từ cuộc đối thoại nhân quyền thường niên trước thềm cuộc đối thoại lần thứ 17 giữa hai nước sắp diễn ra tại Hà Nội vào ngày 12/4 tới đây.

Human Rights Watch kêu gọi chính phủ Việt Nam nên nhân cơ hội cuộc đối thoại năm nay phóng thích các tù nhân chính trị và cam kết chấm dứt đàn áp các blogger, các nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai của người dân, và những người chỉ trích nhà nước một cách ôn hòa.

Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Human Rights Watch, Phil Robertson, nhấn mạnh:

“Chúng tôi muốn nhìn thấy những cải thiện đáng kể từ phía Việt Nam trong nhiều mặt khác nhau về nhân quyền như tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân, thôi bỏ tù những người thực thi quyền tự do bày tỏ quan điểm, tự do lập hội, tự do hội họp. Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ chiến dịch đàn áp chống lại những nhà hoạt động ôn hòa và thực trạng này cần phải chấm dứt.”

Theo Washington, mục đích của các cuộc đối thọai nhân quyền hằng năm nhằm tạo ra những kết quả cụ thể thu hẹp cách biệt giữa các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế với các chính sách và cách thực thi nhân quyền tại Việt Nam.

Human Rights Watch nói Washington cần phải chỉ rõ với Hà Nội rằng nếu nếu muốn trở thành một đối tác quốc tế có trách nhiệm, Hà Nội ngay lập tức phải có những tiến bộ mạnh mẽ để đáp ứng các cam kết của họ với quốc tế về nhân quyền.

“Chúng tôi muốn Mỹ phải áp lực Việt Nam công nhận các quyền tự do dân sự và chính trị của công dân mà Hà Nội đã nhất trí với thế giới. Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thường niên phải vượt xa hơn phạm vi chỉ là cuộc họp hằng năm và phải trở thành một trọng điểm trong mối bang giao hai nước.”

Chúng tôi muốn Mỹ phải áp lực Việt Nam công nhận các quyền tự do dân sự và chính trị của công dân mà Hà Nội đã nhất trí với thế giới. Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thường niên phải vượt xa hơn phạm vi chỉ là cuộc họp hằng năm...

Phil Robertson, HRW.

Vẫn theo Human Rights Watch, Việt Nam đang nỗ lực vận động để có một ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc và Hà Nội sẽ không thể tránh khỏi các chỉ trích kịch liệt hơn về các thành tích nhân quyền tệ hại trong thời gian qua tại tiến trình Đánh giá Định kỳ Toàn cầu của Hội đồng này.

Ông Phil Robertson nói tiếp:

“Việt Nam đang tìm ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc trong giai đoạn 2014-2016, Hoa Kỳ cần phải nói rõ với Việt Nam rằng sự ủng hộ từ Mỹ và các nước khác trên thế giới đối với Việt Nam trong nỗ lực này chỉ có khi và chỉ khi có các cải thiện đáng kể về nhân quyền tại Việt Nam.”

Human Rights Watch nhận xét nhà cầm quyền Việt Nam trong thời gian gần đây liên tục mở ra nhiều phiên tòa chính trị trong nỗ lực ngăn chặn những tiếng nói bất đồng quan điểm với nhà nước ngày một gia tăng.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Mỹ này chỉ ra rất nhiều trường hợp phản kháng ôn hòa bị kết tội hình sự tại Việt Nam, với ít nhất 40 người bị kết tội và bị tuyên án tù vào năm 2012 trong các phiên xử mà Human Rights Watch mô tả là không đạt tiêu chuẩn về tiến trình xét xử công bằng.

Đáng quan ngại hơn, vẫn theo Human Rights Watch, chỉ trong một tháng rưỡi đầu năm nay, đã có thêm ít nhất 40 người khác bị buộc tội trong các phiên tòa chính trị.

Human Rights Watch nói chính quyền Hà Nội cần phải nhận ra rằng họ không thể giải quyết các vấn đề lớn về mặt chính trị và xã hội bằng cách tống tất cả những ai chỉ trích nhà nước vào tù.

Trong những tháng gần đây, nhà cầm quyền Việt Nam đang kêu gọi dân đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp. Human Rights Watch thúc giục Hà Nội nhân dịp này đề xướng một chương trình cải cách pháp lý cấp bách bao gồm hủy bỏ các điều luật hình sự hóa những tiếng nói bất đồng chính kiến, những hoạt động thể hiện quan điểm cá nhân hay tổ chức công đoàn.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế cho rằng chính quyền Việt Nam lâu nay đã được thả lỏng về mặt nhân quyền, dẫn tới hậu quả là dân Việt Nam phải chịu đựng những vi phạm nhân quyền ngày càng leo thang.

Human Rights Watch nói lộ trình cải tổ đã rõ, nhưng để thực hiện được, đảng cộng sản Việt Nam cần phải dung chấp quan điểm bất đồng và chấp nhận quyền của người dân được cổ võ những quan điểm khác biệt với nhà nước.

 

 

HƯỚNG ĐI CỐ ĐỊNH CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM


 

From:
To:
CC:
Subject: FW:
Date: Fri, 12 Apr 2013 11:13:24 +1030

Kính chuyển đến chư liệt vị một bài viết đặc sắc cuả tác giả Phạm Đình Hưng . 

Dù đã biết rõ do đâu các tư bản đỏ Vn trở thành tỷ phú , nhưng thưa quý vị , tôi vẫn thấy rằng mình còn dốt lắm khi đọc xong bài viết này . Ngậm ngùi cho tương lai dân tộc và thương cho vận nước điêu linh sắp phải làm nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp mà bọn chóp bu vẫn no béo chẳng đoái hoài đến dân lành .
 
VNCH bị mang tiếng tham nhũng thối nát mà ngày bị bức tử vẫn không thâm lạm tơ hào đến 17 tấn vàng trong công khố Quốc Gia , để cho các dép râu ngang  nhiên cướp lấy và chia chác cho nhau mà " làm giàu " trên thống khổ cuả lương dân .
 
Các đỉnh cao làm giàu chớp nhoáng nhờ cái tài " thò tay " ra vơ vét chứ chẳng phải phí sức nhọc công  . Nhưng đâu chỉ có 17 tấn vàng ấy thôi ,mà còn cả đống " tàn dư " cuả một miền Nam phồn thịnh , còn vàng thoi , bạc nén , bán bến bãi cho bọn ma cô đĩ điếm đi " tìm đường cứu nước "nữa ấy chứ , tôi lại quên chưa kể thêm tiền bán biển đảo  , bán rừng , bán biên giới , bán gái , bán tất cả cho ông bạn ... vàng .
 
Thảo nào một anh thợ thiến lợn , một chú ếch nhái rừng U Minh , chỉ trong nháy mắt đã trở thành đại gia đỏ lòm , thấy ớn luôn . Tôi tìm hoài cũng không thấy được chú đỉnh cao nào có cái bằng cấp khả dĩ coi cho được được một tí , buồn quá !
 
Mắc cỡ cho Việt Nam quá !   

 

HY

  

   

 




Subject:
Date: Mon, 8 Apr 2013 10:56:20 -0700

Xin chuyển đến quí anh chị bài viết rất có gía trị, với những tư liệu sưu tầm kỹ lưỡng của cựu Thẩm Phán Phạm Đình Hưng.

Thân mến,

Nguyễn Ngọc Sẵng

 

HƯỚNG ĐI CỐ ĐỊNH CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM

                                                                                                                   Phạm Đình Hưng

I-                   Một dân tộc tính của người Việt Nam

Trước năm 1975, tôi đã được Thẩm phán Huỳnh Khắc Dụng, Chánh Biện Lý Tòa Sơ thẩm Sài Gòn, chia xẻ một kinh nghiệm bản thân quý báu để cảnh giác tôi về các trở ngại và hiểm nguy phải đương đầu trong khi làm Giám Sát.

Trong thời gian du học tại Paris lúc tuổi đôi mươi, chàng thanh niên Hùnh Khắc Dụng đã vô cùng tức giận khi đọc một quyển sách của một tác giả Pháp đã làm việc nhiều năm tại Việt Nam. Ông ta đã viết như sau: người Việt Nam có nhiều đức tánh tốt như thông minh, siêng năng cần cù làm việc nhưng cũng có một cố tật mà rất nhiều người Việt mắc phạm: ăn cắp. Vì tự ái dân tộc, ông Biện lý tương lai đã viết báo phản bác kết luận có tính cách nhục mạ của tác giả Pháp và thách thức tranh luận công khai. Ông Pháp “thực dân” đã nhã nhặn mời sinh viên Hùynh Khắc Dụng đến văn phòng hội kiến nhưng không chấp nhận tranh luận. Ông ta chỉ từ tốn nói rằng: Thời gian sẽ cho biết ai đúng, ai sai. Ông Chánh Biện Lý Huỳnh Khắc Dụng đã kết thúc cuộc tiếp kiến tôi với lời thú nhận như sau: Kinh nghiệm của chức vụ Biện Lý tại Việt Nam đã cho ông ta thấy rõ nhận định của ông tác giả Pháp “ thực dân” hoàn toàn chính xác.

Nếu bậc đàn anh Huỳnh Khắc Dụng của tôi  còn sống đến ngày nay dưới chế độ cộng sản Việt Nam, ông ấy phải bật khóc khi nhận thấy nạn ăn cắp đã lan tràn khắp nước từ xã ấp đến các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng, phủ bộ, ban Chấp Hành Trung Ương và bộ Chánh trị đảng Cộng sản Việt Nam. Nạn ăn cắp của công và của tư.đã phát triển có hệ thống dưới ô dù của Đảng và Nhà nước cộng sản. Hành động tẩu tán mờ ám 17 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam, các hành vi tham nhũng tày trời tại hai tập đoàn Vinashin và Vinalines cũng như tình trạng nợ xấu không đòi được của các ngân hàng công và tư là những vụ ăn cắp công quỷ khổng lồ nhưng không ai có trách nhiệm hình sự và chánh trị, kể cả ông Thủ tướng tên X vẫn ngôi vững như bàn thạch sau khi triều kiến Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tệ nạn ăn cắp công quỷ có tổ chức và hệ thống đã trút gánh nặng nợ công lên đầu đám dân đen và các thế hệ mai sau lãnh trách nhiệm trả các món nợ khổng lồ vay của các nước ngoài và các định chế tài chánh quốc tế, hiện đã lên đến trên 100 tỷ USD, trên hoặc bằng GDP của cả nước Việt Nam tư bản có cái đuôi xã hội chủ nghĩa.

Theo các nhà tâm lý học và phạm tội học, tội ăn cắp có nhiều nguyên nhân:

-          Nghèo đói thèm ăn, thiếu mặc và vô gia cư;

-          Tánh tham lam muốn tích lủy tài sản cho bản thân và con cháu;

-          Tánh ích kỹ chỉ biết lo cho bản thân và gia đình, không màng đến sự sống chết, khổ đau của người khác;

-          Tánh khoe khoang, tự phụ, muốn ăn trên ngồi trước, có địa vị cao sang hơn người khác.

Trong từng giai đoạn, đảng Cộng sản Việt Nam đã khai thác các nguyên nhân kể trên để cải tạo nước Việt Nam thành một xã hội ăn cắp, cải biến người Việt thành những con người vô cảm, không biết thương yêu đồng bào và thờ ơ với vận mạng của quốc gia dân tộc. Mặt khác, cơ chế và luật pháp của Cộng sản Việt Nam đã giúp cho cán bộ, đảng viên cộng sản cướp đoạt tài sản của nhân dân, biển thủ công quỷ, hối lộ và hối mại quyền thế

Nói tóm lại, dưới chế độ cộng sản Việt Nam, tinh xấn ăn cắp đã rõ rệt trở thành một dân tộc tính của người Việt Nam

 

II - Hướng đi cố định của Cộng Sản Việt Nam

Theo đuôi Trung Quốc, đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã chuyển đổi từ chủ nghĩa công sản qua chủ nghĩa tư bản từ năm 1986 với việc áp dụng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để khỏi sụp đổ, đảng CSVN bắt buộc phải cởi mở kinh tế nửa vời nhưng hướng đi của đảng Mafia nầy vẫn không thay đổi: luôn luôn hướng về quyền bính (độc quyền chánh trị) vì quyền làm ra tiền cho đảng và cán bộ đảng. Trước sau như một, đảng CSVN vẫn bám chặt quyền bính và nắm giữ độc quyền cai trị nước Việt Nam trong thời chiến cũng như thời bình, tận dụng đặc quyền chuyên chính trên cơ sở chủ thuyết Marx-Lenin mặc dầu học thuyết nầy có quá nhiều sai lầm và đã bị thế giới văn minh vứt bỏ từ thập niên 1990. Vì đặc quyền đặc lợi, đảng CSVN sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả đất nước và dân tộc Việt Nam.

  

   1-Dưới thời Hồ Chí Minh (1945-1969)

Muốn có quyền bính, đảng CSVN phải dựa vào sự giúp đỡ của ngoại bang (Liên Xô, Trung Quốc) từ sự thành lập đảng tại Hong Kong năm 1930 đến sự viện trợ quân sự từ năm 1950 để tiến hành hai cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt. Lãnh tụ Hồ Chí Minh của đảng CSVN đã tự hào là cán bộ của Đệ tam Quốc tế Cộng sản và đảng viên của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trước khi đầu quân làm tay sai cho Nga Tàu, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đã sớm có tham vọng quyền bính khi vừa đến nước Pháp: làm đơn đề ngày 15-9-1911 thỉnh cầu Tổng Thống Pháp chấp thuận cho nhập học trường Thuộc Địa để làm quan cho thực dân Pháp cai trị các thuộc địa mặc dầu ông ta chi có trình độ Tiểu học. Suốt đời Hồ Chí Minh đã giấu kín việc thỉnh cầu được học làm quan cai trị các thuộc địa của Pháp.

Say mê quyền bính, đảng CSVN đã cướp chánh quyền năm 1945 từ Nội các Trần Trọng Kim và Hoàng đế Bảo Đại trong khi nước Việt Nam đã thu hồi độc lập và thông nhứt từ ngày Hoàng đế Bảo Đại công bố bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ nhứt (11-3-1945) và tống đạt bản Tuyên ngôn nầy cho Đại sứ Nhựt Yokoyama Masayuki, nhân vật có thực quyền sau khi Nhựt đảo chánh Pháp ngày 9-3-1945. Nắm giữ quyến bính, đảng CSVN đã ra tay trấn áp và tiêu diệt lãnh tụ các tôn giáo và chánh đảng, các trí thức không hướng ứng chủ trương đường lối của nhà cầm quyền cộng sản. Vụ Ôn Như Hầu là một điển hình của hành đông thủ tiêu đối lập.

Để chia xẻ quyền bính với Pháp, ngụy quyền cộng sản đã ký Tạm Ứớc ngày 6-3-1946 rước quân Pháp đổ bộ lên Hải Phòng, tiến chiếm Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn nhằm mục đích tiêu diệt Việt Nam Quốc Dân đảng và các chánh đảng quốc gia khác (Đại Việt Quốc Dân đảng, Đại Việt Duy Dân  v.v…) sau khi quân đội của Lư Hán rút về Tàu. Chủ tịch Hồ Chí Minh giải tán chánh phu liên hiệp Quốc-Cộng. Võ Nguyên Giáp với tư cách Bộ trưởng Nội Vụ ban hành nghị định đặt Việt Nam Quốc Dân đảng ngoài vòng pháp luật và bí mật chỉ thi cán bộ cộng sản trong toàn quốc tiến hành chánh sách khủng bố trắng. Vô số tinh hoa của dân tộc và nhân tài của đất nước đã bị Việt Minh cộng sản giết chết.
 
Trong ba năm đầu của công cuộc toàn dân kháng chiến chống sự trở lại của quân Pháp, khởi đầu tại Nam kỳ vào tháng 9 năm 1945 với tầm vong vạt nhọn, Việt Minh đã ra tay sát hại các lãnh tụ và nhân vật có khả năng qui tụ và thuyết phục quần chúng: Huỳnh Phú Sổ (Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo), Phạm Quỳnh (Thượng thơ), Ngô Đình Khôi (Tổng Đốc), Nguyễn văn Sâm (Khâm sai đại thần), Trương Tử Anh (Đại Việt Quốc Dân đảng), Lý Đông A (Đại Việt Duy Dân đảng), Khái Hưng Trần Khánh Giư (Việt Nam Quốc Dân đảng), Bùi Quang Chiêu (đảng Lập Hiến), Hồ văn Ngà (đảng Quốc Gia Độc Lập), Tạ Thu Thâu (Đệ tứ Cộng Sản Quốc tế), Phan văn Hùm (Đệ tứ Cộng sản quốc tế), Trần văn Thạch (Đệ tứ Cộng sản quốc tế), Luật sư Huỳnh văn Phương, Luật sư Dương văn Giáo, Giáo sư Lê Bá Cang v.v…

Lời nói mới đây của một “trí thức” cộng sản trong nước rằng ngay từ đầu đảng Cộng sản đã không tranh giành quyền bính với ai là một sự ngụy biện và xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn. Cái lưỡi gổ ấy có biết rằng ngay từ năm 1946, Việt Minh cộng sản đã cấp tốc gởi từ miền Bắc vào miền Nam Lê Đức Thọ, Mai Chí Thọ, Nguyễn văn Linh, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Bình (tức Nguyễn Phương Thảo) và Trần văn Trà để phối hợp với Lê Duẫn độc chiếm quyền lãnh đạo kháng chiến tại Nam bộ. Từ 1946 đến 1955, Lê Duẫn và Lê Đức Thọ là hai hung thần cộng sản có toàn quyền sinh sát tại các vùng kiểm soát của Việt Minh ở miền Nam.

Sự tận dụng bạo lực của Việt Minh cộng sản để chiếm giữ quyền bính bất chấp thủ đoạn đã chia rẻ trầm trọng dân tộc Việt Nam và là nguyên nhân của cuộc nội chiến lần thứ nhứt (1945-1954) giữa người Việt quốc gia và người Việt cộng sản, một cuộc đối đầu đầy máu và nước mắt mà Vua Bảo Đại đã cố tránh khi thoái vị ngày 23-8-1945.

       (Xem Wikipedia, Chiếu chỉ thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại công bố ngày 25-8-1945)

Sau ngày 19-12-1946, Việt Minh đã bị quân Pháp đánh đuổi khỏi Hà Nội, chạy trở về núi rừng Việt Bắc. Ở trong Nam, Việt Minh đã phải co cụm về một vài mật khu ở vùng rừng núi miền Đông, Đồng Tháp Mười và rừng tràm U Minh Cà Mau. Mặc dầu vậy, Hồ Chí Minh vẫn còn nuôi dưỡng giấc mơ quyền bính. Để thực hiện giấc mơ nầy, Hồ Chí Minh đã đi theo con đường bán nước của vua Lê Chiêu Thống: hai lần sang Tàu cầu viện năm 1950 và 1951. Nhờ viện trợ quân sự của Trung Quốc và sự tham chiến của quân Tàu dưới quyền chỉ huy của Đại tướng Trần Canh và Thượng tướng Vi Quốc Thanh, Việt Minh đã chiến thắng liên quân Pháp-Việt tại Cao Bằng (1950) và Điện Biên Phủ (1954), kết thúc cuộc nội chiến lần thứ nhứt mà đảng CSVN khoe là chiến tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc do đảng tài tình lãnh đạo dưới ánh sáng của chủ nghĩa Marx-Lenin.
Căn cứ hiệp định chiến ký kết tại Geneve ngày 20-7-1954, nước Việt Nam được phân chia ra hai nước độc lập có hai chánh thể khác nhau. Hồ Chí Minh được trở về Bắc bộ phủ ngự trị miền Bắc và thành lập chế độ độc tài chuyên chế xã hội chủ nghĩa. Chưa thỏa mãn với độc quyền cai trị miền Bắc, Hồ Chí Minh còn muốn áp đặt quyền bính trên cả nước Việt Nam. Với sự cấu kết của Lê Duẫn và Lê Đức Thọ, Hồ Chí Minh đã phát động cuộc nội chiến lần thứ hai dưới chiêu bài giả dối thống nhứt đất nước. Thất vọng ê chề vì thất bại trong trận Tổng Công kích Tết Mậu Thân (1968), Hồ Chí Minh đã đi xuống tuyền đài trong khi chưa được ngồi chểm chệ trên ngôi vua của cả nước Việt Nam.

 

2-      Dưới thời Lê Duẫn (1969-1986)

Lê Duẫn là một công nhân Hỏa Xa, học lực lớp Tư (Cours Élémentaire) trường sơ cấp thời Pháp thuộc. Với trình độ văn hóa hạn chế, Lê Duẫn là một người cộng sản cuồng tín có nhiều thủ đoạn và rất tàn nhẫn. Quyền bính và quyền lợi cũng là mục tiêu tối hậu của nhân vật nầy. Thật vậy, Lê Duẫn đã cùng Lê Đức Thọ chủ trương xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa để chiếm đoạt các tài nguyên dồi dào của miền Nam vì ông ta biết rõ miền đất tự do ở phía Nam của Tổ quốc rất phồn vinh. Không khác Hồ Chí Minh, Lê Duẫn cũng có tham vọng trở thành ông vua của một nước Việt Nam thống nhứt bằng bạo lực để tận hưởng uy quyền vô đối và quyền lợi không ai sánh bằng, trong đó có năm thê bảy thiếp và một đứa con mọn khi đi chữa bịnh trên bờ biển Sochi của Hắc Hải.Tinh thần giáo điều và vô tổ quốc của Lê Duẫn đã thể hiện rõ rệt qua lời tuyên bố trắng trợn như sau:

“ Chúng ta đánh Mỹ không phải đánh cho chúng ta mà đánh cho Trung Quốc, cho Liên Xô và cho cả hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa”.

( Xem Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, Nhà Xuất bản Văn Nghệ, California,USA)

Qua lời tuyên bố kể trên của Lê Duẫn, cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa không phải nhằm mục đích thống nhứt đất nước và giải phóng nhân dân miền Nam khỏi “ách thống trị của đế quốc Mỹ”. 

Võ Nguyên Giáp cũng đã viết hồi ký tố cáo sự vô cảm của Lê Duẫn đối với số tổn thất binh sĩ to lớn trong trận Cổ Thành Quảng Trị năm 1972 khi ông ta đập bàn ra lịnh phải tiếp tục đánh bất chấp số thương vong của bộ đội Bắc Việt.

Giống như Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân vật tiểu thuyết Xuân tóc Đỏ, Lê Duẫn có số đỏ. Sự thay đổi chiến lược toàn cầu của Hoa Ký trong thập niên 1970 đã chuyển giao miền Nam Việt Nam cho Bắc Việt cộng sản và đặt Lê Duẫn lên ngai vàng của nước Viêt Nam thống nhứt dưới chế độ xã hội chủ nghĩa toàn trị độc đảng.

Sau khi chiếm đóng miền Nam ngày 30-4- 1975, Lê Duẫn đã xem Việt Nam Cộng Hòa là một nước chiến bại, tài sản của Nhà nước, các ngân hàng công và tư, xí nghiệp quốc doanh, công ty hợp doanh, sĩ quan, viên chức,cán bộ của chánh quyền miền Nam là chiến lợi phẩm của kẻ thắng trận. Với quan niệm vụ lợi của thời thượng cổ, cán bộ, đảng viên cộng sản đã công khai cướp đoạt tài sản của Nhà nước và quân, cán , chánh Việt Nam Cộng Hòa để nhanh chóng trở thành những nhà tư sản. Riêng Lê Duẫn và bộ Chánh trị đảng CSVN đã được Nguyễn văn Hảo, cựu Phó Thủ tướng VNCH, dâng lên 17 tấn vàng của Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam. Số trử kim nầy do “thực dân” Pháp chuyển giao cho chánh phủ Quốc Gia Việt Nam khi thành lập Ngân hàng Quốc Gia năm 1948 để đảm bảo gíá trị của đồng bạc Việt Nam.

Của công đã trở thành của tư dưới thời cộng sản! Một sớm một chiều, những người cộng sản chủ trương vô sản hóa nhân dân đã trở thành những nhà tư sản có tài sản kếch xù. Người cộng sản, nhà giàu mới xã hội chủ nghĩa, không còn xem nhà giàu là kẻ thù của dân tộc như trước khi đánh chiếm Sài Gòn.

Sau “chiến dịch”cướp đoạt chiến lợi phẩm, nhà cầm quyền cộng sản còn tiến hành các biện pháp đổi tiến, đánh tư sản mại bản, cải tạo công thương nghiệp, hợp tác hóa nông nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới để vô sản hóa “ngụy dân” miền Nam, đánh sập nền kinh tế thị trường của Việt Nam Cộng Hòa. Các biện pháp thất nhân tâm nầy đã gây vô vàn khó khăn cho đời sống nhân dân miền Nam nhưng đã tăng thêm bội phần tài sản của cán bộ đảng viên cộng sản. Ngoài ra, việc tổ chức vượt biên bán chánh thức và lén lút để bán người ra ngoại quốc đã đem lại cho bộ Chánh trị đảng CSVN và cán bộ đảng viên vô số vàng khối, quý kim và đô la.

Che đậy dưới các mỹ từ “thống nhứt đất nước” và “đánh Mỹ cứu nước”, việc thôn tính miền Nam đã gia tăng quyền bính của các lãnh tụ, cán bộ cộng sản trên cả nước và biến cải họ trở thành những nhà đại tư sản trong khi quảng đại quần chúng nghèo đói và hoàn toàn mất tư do.

GDP của Việt Nam dưới thời Lê Duẫn chí là một tỷ USD. Tỷ lệ lạm phát lên đấn 1000%.

 

  3- Dưới thời các Tổng Bí thơ Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trọng (từ 1986 đến nay)

Trước sự sụp đổ tất yếu của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, đảng CSVN đã bắt chước Trung Cộng đổi mới kinh tế một cách nửa vời để cứu đảng: áp dụng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác, thông qua các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng do cán bộ, đảng viên điều khiển, đảng CSVN kiểm soát tất cả các ngành hoạt động kinh tế chủ yếu có nhiều lợi nhuận trong khi vẫn nắm giữ chặt độc quyến lãnh đạo chánh trị. So với khu vực quốc doanh khổng lồ và đầy thế lực, khu vực tư doanh rất nhỏ bé và không được sự nâng đỡ từ Nhà nước và các ngân hàng công, tư.

Trong nền kinh tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền bính đã tạo ra quá nhiều đặc lợi vô cùng to lớn cho cán bộ đảng viên cộng sản. Chính nền kinh tế tư bản nửa vời nầy đã sanh ra các đại gia và giai cấp tư bản đỏ tại Việt Nam. Hai đại gia có máu mặt tại Sài Gòn hiện nay là một người con cả của cố Tổng Bí thơ Lê Duẫn  và một người con rơi của cố Thủ tướng Võ văn Kiệt. Tại tỉnh Bình Dương, đại gia Dũng Lò Vôi, chủ nhân của Đại Nam Quốc Tự, đã phất lên từ nghèo đói nhờ có liên hệ với ông Nguyễn Minh Triết, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương và Thành ủy Sài Gòn, cựu Chủ tịch nước. Mọi cư dân tỉnh Bình Dương đều biết ông Sáu Phong hiện nay là một đại địa chủ. Vì vậy, đảng CSVN phải luôn luôn bám chặt quyền bính với bất cứ giá nào để bảo vệ quyền lợi riêng của tổ chức và đảng viên. Khi còn làm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Minh Triết đã thành thật nói rằng “bỏ diều 4 hiến pháp là tự sát” .

Muốn đảm bảo sự trung thành của cán bộ đảng viên, đảng CSVN thường dùng món mồi quyền lợi giống như Hồ Chí Minh nuôi cá và cán bộ theo thí nghiệm của khoa học gia Nga Ivan Pavlov (1849-1936) đối với các loài vật. Quyền lợi có thể là chức quyền, tiền bạc, sổ hưu v.v…Nhằm mục đích nầy, Tổng Bí thư Đỗ Mười, một người cộng sản cuồng tín hai lần chỉ huy đánh tư sản, đã chánh thức đưa ra hai khẩu hiệu khác lạ sau khi công du Đại Hàn và được Tổng Thống nước tư bản nầy tặng cho một triệu USD:

        “ Tất cả để làm giàu” (thay vì làm giàu là bóc lột người nghèo, là có tội với nhân dân)

        “ Làm giàu là vinh quang (thay vì lao động là vinh quang)

Xuất thân thợ thiến heo, Ông Tổng Bí thơ cộng sản giáo điều và cực đoan Đỗ Mười đã không còn hò hét đánh tư sản nữa vì ông ta đã có một chuổi khách sạn 5 sao từ Nam chí Bắc.

Để giúp cán bộ đảng viên cộng sản làm giàu nhanh chóng, đảng CSVN đã công khai ra quyết nghị cho phép đảng viên kinh doanh và mời các doanh nhân giàu có gia nhập đảng Cộng sản giống như Trung Cộng. Hơn thế nữa, đảng CSVN còn cho phép cán bộ ở các địa phương cướp ruộng đất của dân đen bằng biện pháp cưỡng chế thu hồi đất, vận dụng bộ đội, Cảnh sát Cơ động võ trang tận răng và băng đảng xã hội đen. 

Theo đuổi mục đích quyền bính và quyền lợi, các Tổng Bí thơ đảng CSVN sau năm 1986 đã kế tiếp nhau lợi dụng hiến pháp 1980 và 1992 để ngày càng củng cố quyền lãnh đạo độc tài toàn trị của đảng trong thời bình, bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ của nhân dân, chà đạp nhân quyền, dìm cả nước trong tình trạng nghèo nàn chậm tiến so với các nước tự do dân chủ trong vùng Đông Nam Á. Để nhận được sự hậu thuẫn của Trung Cộng, đảng CSVN đã chuyển nhượng một phần đáng kể lãnh thổ cho đế quốc Đại Hán và âm thầm cải biến nước Việt Nam thành một tỉnh hoặc một khu tự trị của Trung Cộng.

 

III  - Cái giá phải trả cho hướng đi cố định của đảng CSVN

Dân tộc Việt Nam sẽ phải trả một cái giá quá đắt cho hướng đi cố định của đảng CSVN: vĩnh viễn chiếm giữ quyền bính để tích lủy lợi ích càng nhiều càng tốt cho bản thân và con cháu của họ

1-Dưới thời Hồ Chí Minh (1945-1969), đảng CSVN bắt đầu bán nước lần thứ nhứt:  công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thật vậy, ngày 4-9-1958, Quốc Vụ Viện Trung Quốc tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc là 12 hải lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phạm văn Đồng lập tức gởi công hàm đề ngày 14-9-1958 công nhận quyết định của Trung Quốc. Trước đó, ngày 9-5-1955, Ung văn Khiêm, Thứ trướng bộ Ngoại Giao của miền Bắc cộng sản đã tuyên bố rằng theo các tài liệu của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Phạm văn Đồng đã giấu kín công hàm đề ngày 14-9-1958 và không chuyển văn kiện nầy đến Quốc Hội của miền Bắc. Công hàm bán nước của Phạm văn Đồng nhằm mục đích trả món nợ viện trợ quân sự từ 1950 của Trung Cộng đã giúp đưa Hồ Chí Minh, một đảng viên của đảng Cộng Sản Tàu, trở về ngôi Chủ tịch Bắc bộ phủ năm 1954. Công hàm nầy đã chuyển nhượng cho Trung Quốc tất cả tài nguyên của Biển Đông bao gồm hải sản, rong biển, dầu khí và khoáng sản dưới đáy biển và ngăn chận quyền đi ra hải phận quốc tế của tàu thuyền Việt Nam, đồng thời khước từ lợi thế và lợi lộc của một quốc gia có trên 3,000 kí lô mét bờ biển.

Quyền lợi tối cao của nước Việt Nam đã bị hy sinh vì quyền lợi riêng của Hồ Chí Minh và đảng CSVN!

2-Dưới thời Tổng Bí thơ Nguyễn văn Linh (1986-1991), Nguyễn văn Linh (Tổng Bí thơ), Đỗ Mười (Thủ tướng) và Phạm văn Đồng (Cố vấn) đã đi Thành Đô (Tứ Xuyên) năm 1990 thần phục Trung Quốc và cam kết chấp nhận các điều kiện của Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân để chống lưng cho đảng CSVN tiếp tục cầm quyền: Sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc với cương vị một Tỉnh hoặc một Khu Tư trị trong thời hạn 30 năm kể từ năm 1990. 

(Xem Vikileaks tiết lộ một bản văn của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, biên bản một buổi họp của Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam đăng trên Nhụt báo Sài Gòn Nhỏ số 226 ngày 3-7-2009 và sách Việt Nam Ngày Mai của tác giả Phạm Đình Hưng xuất bản năm 2009)

Quyền bính và quyền lợi đã sai khiến đảng CSVN lần lượt dâng cho Trung Cộng toàn bộ Tổ quôc thân yêu đã được tiền nhân gầy dựng và bảo vệ bằng xương máu của biết bao thê hệ. Như vậy, các lãnh tụ của đảng CSVN là người yêu nước hay bán nước?

2-Duới thời  Tổng Bí thơ Lê Khả Phiêu (1997-2001), Việt Nam cộng sản đã ký kết với Trung Quốc hai hiệp ước bất bình đẳng theo chỉ thị của ông lãnh tụ đảng CSVN đã bị Trung Quốc gài bãy có con với cô xẩm chân dài Trương Mỹ Vân:

  - Hiệp ước Biên giới ký ngày 31-12-1999  chuyển nhượng cho Trung Quốc gần 1,000 kí lô mét vuông đất liền dọc theo biên giới Việt-Hoa, trong đó có Ãi Nam Quan, thác Bãn Giốc, suối Phi Khanh, bãi Tục Lãm, cao điểm Lão Sôn trong tỉnh Hà Giang;

- Hiệp ước Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) ký kết ngày 25-12-2000 chuyển nhượng thêm cho Trung Quốc trên 12,000 kí lô mét vuông biển trong Vịnh Bắc Việt so với hiệp ước Pháp-Thanh ký kết năm 1887 giữa Patenotre, đại diện Pháp quốc và Lý Hồng Chương, đại diện nhà Thanh.

Cả hai hiệp ước nầy đều đã được Quốc Hội bù nhìn của nước Việt Nam cộng sản phê chuẫn.

Ngoài hai hiệp ước kể trên, Việt Nam cộng sản còn ký kết với Trung Quốc một hiệp ước hợp tác đánh cá nhưng đã xem hiệp ước nầy là một hợp đồng không cần được Quốc Hội duyệt xét. Hiệp ước hợp tác đánh cá cho phép tàu thuyền Trung Quốc đánh cá trong lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Sau khi hiệp ước Vịnh Bắc Việt được ký kết, Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã thưởng  bộ Chánh trị đảng CSVN 2 tỷ USD, xem như mua một diện tích biển quan trọng của Việt Nam trong Vịnh Bắc Việt. Nội số tiền thưởng nầy của Chu Dung Cơ đủ đảm bảo cho Thượng tướng Lê Khả Phiêu một cuộc sống vương giả hiện nay sau khi mất chức Tổng Bí thơ.

Nói tóm lại, lãnh thổ Việt Nam trên đất liền, trong Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) và ngoài Biển Đông đã bị thu hẹp trong thời kỳ gọi là độc lập và dân chủ dưới quyền thống trị chuyên chế của đảng CSVN

3-Dưới thời Tổng Bí thơ Nông Đức Mạnh (2001-2011), con tư sinh của Hố Chí Minh, lãnh thổ Việt Nam trên đất liền lại bị thu hẹp thêm bởi các hợp đồng trá hình của hiệp ước:

- Hợp đồng khai thác bauxite tại Tân Rai (tỉnh Lâm Đồng) và Nhân Cơ (tỉnh Dak Nong) với chuyên viên và công nhân Tàu đem từ Trung Quốc qua Cao nguyên Trung phần;

- Hợp đồng cho thuê các rừng đầu nguồn tại nhiều tỉnh để cho phép người Tàu đến Việt Nam trồng rừng, lập làng và định cư vĩnh viễn;

- Hợp đồng cho thuê đất để thành lập các thành phố Tàu như Đông Đô Đại Phố trong Bình Dương. Các thành phố Tàu nầy sẽ là đất tự trị củ người Tàu theo mô hình Hong Kong, Singapore.

- Hợp đồng thực hiện các dự án đầu tư lớn của Việt Nam với chuyên viên và công nhân Tàu.

Để ký kết hợp đồng khai thác bauxite trên Cao nguyên Trung phần, Trung Quốc đã tặng 300 triệu USD cho Tổng Bí thơ Nông Đức Mạnh và 150 triệu USD cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhờ sự “hào phóng” của Trung Quốc, hai nhân vật chóp bu nầy đã không quan tâm đến vị trí chiến lược của Cao nguyên Trung phần và không cần biết đến sự ô nhiễm môi sinh cũng như các đe dọa của bùn đỏ đến sức khoẻ của cư dân miền Đông Nam phần và thành phố Sài Gòn. 

Quyền bính và quyền lợi riêng của đảng và cán bộ đảng viên đã giữ vững hướng đi cố định của Nhà nước và đảng CSVN trong thập niên đầu của thế kỷ 21, bất chấp sự mất còn của Tổ quốc.

4-Dưới thời Tổng Bí Thơ Nguyễn Phú Trọng (từ 2011 đến nay), mục tiêu đặc quyền đặc lợi của đảng CSVN vẫn không thay đổi.

Tiến sĩ Mác-Lê Nguyễn Phú Trong có trình độ về chủ thuyết cộng sản cao hơn các vị tiền nhiệm nhưng ông ta vẫn nhắm mắt không thấy những biến chuyển trọng đại trên thê giới từ năm 1989. Giống như một người bị kềm chế bởi thần chú từ phương Bắc, Tổng Bí thơ Nguyễn Phú Trọng đã không quan tâm đến các hệ lụy của chủ nghĩa công sản và không thay đổi hướng đi của đảng CSVN: đặt nặng quyền bính và quyền lợi của đảng và cán bộ đảng viên cộng sản trên quyền lợi tối cao của Tổ Quốc Việt Nam. Thật vậy, ông Nguyễn Phú Trọng là một người cộng sản cực đoan thân Tàu. Về chánh trị, Tổng Bí thơ Nguyễn Phú Trong cuồng tín duy trì độc quyền lãnh đạo của đảng CSVN để tóm thâu quyền bính trong tay. Chắc chắn, ông ta không bao giờ muốn bỏ đìều 4 hiến pháp 1992. Trái lại, ông Trọng Lú còn muốn tăng thêm nhiều quyền hiến định cho đảng CSVN  khi phát động trò lừa bịp sửa đổi hiến pháp bằng cách lấy ý kiến của dân chúng dưới áp lực của Công An và bộ máy cầm quyền tại điạ phương. Trò hề nầy còn nhằm mục đích chuẩn bị việc sát nhập nước Việt Nam vào “mẫu quốc” Hán tộc, thực hiện lời cam kết của ba lãnh tụ đảng CSVN Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười và Phạm văn Đồng tại hội nghị Thành Đô năm 1990. Thật vậy, từ 2011 đến nay, nhân dân trong nước đã phát hiện nhiều “hiện tượng” kỳ lạ sau đây:

1) Trước khi Tổng Bí thơ Nguyễn Phú Trọng đi Tàu triều kiến Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình, đài truyền hình VTV1 đã nhiều lần chiếu trên màn ảnh một lá cờ khác lạ của Trung Quốc:: cờ đỏ với một ngôi sao vàng lớn tượng trưng Hán tộc và 5 ngôi sao vàng nhỏ tượng trưng Mông, Mãn, Tạng, Hồi và Việt tộc (?).

2) Khi Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam, nhiều em nhỏ đã được nhà cầm quyền Hà Nội phát lá cờ 6 sao kể trên để phất phất chào đón ông Hoàng đế sắp lên ngôi cữu ngũ bên Tàu trong khi cờ chánh thức của Trung Quốc chỉ có 5 sao (một sao lớn và 4 sao nhỏ).

Phải chăng nước Việt Nam cộng sản muốn được làm ngôi sao nhỏ thứ năm trong quốc kỳ Tàu?

3) Sách giáo khoa của học sinh lớp 1 đã in hình cờ Trung Quốc dưới chữ C.

4) Các hộp nho của tỉnh Ninh Thuận sản xuất bày bán trong các siêu thị lớn đã dán cờ Tàu !

5) Bộ Giáo Dục đã soạn thảo chương trình dạy tiếng Tàu cho học sinh tiểu học Việt Nam. Phải chăng đảng CSVN muốn Hán hóa dần dần trẻ em ngay từ bậc Tiểu học?

Về việc học tiếng Tàu, Trường Chinh, Tổng Thơ Ký đảng Lao Động (Cộng Sản) ngay từ năm 1951 đã hiệu triệu đồng bào phải bỏ chũ quốc ngữ do tên “thực dân” Alexandre De Rhodes đặt ra để học tiếng Hán.

6) Học Viện Chánh Trị Quốc Gia trực thuộc bộ Quốc Phòng đã sai khiến Đại tá Trần Đăng Thanh đến thuyết giảng trước một cử tọa chọn loc gồm có các Tiến sĩ, Giáo sư đại học và cán bộ giáo dục cấp cao. Sau khi cảnh cáo cử tọa phải cố gắng giữ sổ hưu , “Tiến sĩ, Phó Giáo sư” Trần Đăng Thanh đã nhấn mạnh mọi người Việt Nam phải đời đời nhớ ơn Trung Quốc.

7) Chấp hành lịnh truyền của thiên triều Bắc kinh do Thứ trưởng bộ Ngoại Giao Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh chuyển đạt, đảng CSVN đã cấm biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng Biển Đông, chỉ thị Công An phải thẳng tay đàn áp các người biểu tình yêu nước, ra lịnh cho Tòa án phải phạt tù tối đa những người tích cực vận động đồng bào bảo vệ biển đảo của Việt Nam như Điếu Cày Nguyễn văn Hải, cựu Đại úy Công An Tạ Phong Tần. Một bài thơ ngắn chống Trung Quốc của nũ sinh viên mãnh mai 20 tuổi Nguyễn Phương Nga và một bản nhạc yêu nước “Việt Nam Tôi Đâu” của nhạc sĩ trẻ tuổi Việt Khang cũng đã đưa hai em nầy vào tù.

8) Nhà cầm quyền CSVN đã khiếp nhược không dám lên tiếng hoặc có hành động bảo vệ ngư dân bị tàu Trung Quốc húc chìm tàu, bắn giết hoặc bắt giữ đòi tiên chuộc.

9) Khi tàu Bình Minh dò tìm dầu hỏa trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bị tàu Trung Quốc cắt cáp, Trưởng ban Biên Giới Nguyễn Duy Chiến, Bí thư đảng ủy bộ Ngoại Giao lại tuyên bố rằng Trung Quốc làm như vậy giống như cha thương con cho roi cho vọt!!!

Các hành động mờ ám của đảng và nhà nước CSVN đã nói lên một cách rõ ràng ý muốn làm Thái thú cho thiên triều Bắc kinh sau khi nước Việt Nam bị sát nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.

Trung thành với chủ trương cố hữu của đảng CSVN từ thời Hồ Chí Minh, Tổng Bí thơ Nguyễn Phú Trong và các ủy viên bộ Chánh trị hiện nay muốn chứng minh với quan thầy Trung Quốc rằng đảng CSVN sẽ triệt để tôn trọng những cam kết của các lãnh tụ tiền nhiệm. Bằng chứng là Nhà nước CSVN không dám kiện Trung Quốc trước Tòa Án Quốc Tế ở La Haye hoặc Tòa án quốc tế của Liên Hiệp Quốc về luật biển để xét xử hành vi chiếm đoạt biển Đông Việt Nam.

 

Nói tóm lại, sau 67 năm thống trị nước Việt Nam với bàn tay sắt, đảng Cộng sản vẫn còn muốn vĩnh viễn ngồi trên đầu cổ 90 triệu dân đen và đối xử họ như người nô lệ. Nhưng ngày nước Việt Nam bị xóa trên bản đồ thế giới không còn xa. Vì vậy, cán bộ cộng sản Việt Nam đang ra sức vơ vét tiền bạc chuyển ra nước ngoài để hưởng thụ lâu dài giàu sang phú quý. Các lãnh tụ và cán bộ CSVN đã có sẵn thông hành ngoại giao (diplomatic passports) và chiếu khán nhập cảnh (entry visas) của nhiều quốc gia giúp họ đào tẩu dễ dàng khỏi Việt Nam khi chế độ cộng sản sụp đổ.! Trương mục ngân hàng đầy ắp Mỹ kim và euros, nhà cứa cao sang, xe hơi đắt tiền và cơ sở thương mại “hoành tráng” đang chờ đón các lãnh tụ và cán bộ cộng sản Việt Nam sang tị nạn chánh trị tại các nước tư bản cựu thù của họ!!!

                                                                                                                

                                                                                                                    Phạm Đình Hưng 

                                                                                                              California, ngày 3-4-2013       

 

Featured Post

Lisa Pham Vấn Đáp official26/3/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link