Tuesday, June 30, 2015

Chuyện mới Hà Nội

Chuyện mới Hà Nội

Mi Lâm

Nhạc sĩ Hoàng Hiệp vốn là người An Giang, sau 20 năm sống ở Hà Nội ông đã tặng Hà Nội một bài hát để đời: Nhớ về Hà Nội, với giọng hát đầu tiên tuyệt đối hay là Hồng Nhung. Bài hát được sáng tác khi ông đã rời xa Hà Nội để trở về với mảnh đất phương Nam, với Sài Gòn hoa lệ u buồn sau chiến tranh. 

Ở đó, trong bối cảnh sau giải phóng, con người bị phân hóa làm mấy lần, nhá nhem tranh tối tranh sáng không rõ mặt bạn hay thù, Hoàng Hiệp đã bật lên những lời mà chỉ có những người yêu Hà Nội khi lâm cảnh tha hương mới hiểu: 

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội, Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu, một thời đạn bom, một thời hòa bình!

Điệp khúc “nhớ” được lặp lại như những thước phim âm bản đưa ta về với những hình ảnh của một Hà Nội xa xưa. Hà Nội ngày đó là những “phố thâm nghiêm rợp bóng cây, tiếng ve ru những trưa hè”, đó là Hà Nội đang thời kỳ phục hồi sau chiến tranh phá hoại với “những công viên vừa mới xây, bước chân em chưa mòn lối”. 

Tình yêu được thăng hoa đơn giản như hoa nở dưới ánh mặt trời, những nơi hò hẹn đơn sơ chỉ là hàng cây bờ cội, ghế đá công viên, triền đê mượt cỏ mà chứa đựng trong đó là hồn cốt của kinh thành, của một Thăng Long nghìn năm văn hiến. Tháp Rùa nghiêng soi bóng trên một Hồ Gươm xanh thắm, đẹp vô cùng trong những chiều hoàng hôn ta được gặp “em đạp xe ra phố”, dáng em như dáng một Hà Nội thanh tân đang bay lên sau những nồng khét và mù mịt đạn bom. 

Hà Nội về đêm, hè phố lặng im vang từng tiếng lá rơi, một khúc rao như lay động cả đám sương đang bảng lảng trên mặt hồ Halais, làm giật mình cả hàng cây hoa sữa đang dịu dàng tỏa hương thơm nồng. Phố rộng bên hồ cho hoa sữa tỏa hương, nồng nhưng không gắt. “Nhớ phố Quang Trung, đường Nguyễn Du”, những con phố mang tên những người anh hùng dân tộc, danh nhân dân tộc. “Hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy”, những tên địa danh vang dội chiến thắng giặc ngoại xâm. Và trên tất cả, Hà Nội là nơi chứa đựng trong lòng kẻ xa xứ những “gương mặt mến thân”, những tri âm tri kỷ mặc khách tao nhân từ thủa lòng non và giấy mới. Có thể hiểu tâm thế của Hoàng Hiệp khi viết những lời ca về Hà Nội, đó cũng là tâm trạng của những sĩ phu Bắc Hà kiểu như Huỳnh Văn Nghệ đã từng thốt lên:

Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
Bài hát “Nhớ về Hà Nội” được chọn làm nhạc hiệu của Đài PTTH Hà Nội, phổ biến ra cả nước. Hình ảnh của Hà Nội qua bài hát đã làm rung động biết bao trái tim người dân Việt Nam khi hướng về thủ đô. Được ra Hà Nội, được về Hà Nội dù chỉ một lần đã là mơ ước của bao nhiêu thế hệ. 

Nhưng, lưu ý một điều, Hà Nội trong bài hát của Hoàng Hiệp là một Hà Nội của chính phủ Hồ Chí Minh, một Hà Nội có Bác Hồ, một Hà Nội được quản lý và điều hành bởi một vị thị trưởng đáng kính người Hà Nội, bác sĩ Trần Duy Hưng (1954-1977).

Từ sau đó, trừ một giai đoạn ngắn (3 năm) của Trần Tấn, các chủ tịch của Hà Nội đều không phải là người sinh ra ở Hà Nội. Từ Trần Vỹ (Hưng Yên), Lê Ất Hợi (Bắc Giang), Hoàng Văn Nghiên (Nam Định), Nguyễn Quốc Triệu và Nguyễn Thế Thảo (đều người Bắc Ninh). Mặc dù vậy, vẻ đẹp thanh bình của Hà Nội vẫn còn giữ được đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20.

Càng về sau này, diện mạo Hà Nội ngày một thay đổi theo chiều hướng đáng lo ngại dù những thay đổi dù chủ quan hay khách quan đều bị ảnh hưởng bởi các chính sách của Đảng và Nhà nước. Hà Nội rộng lớn hơn, đông đúc hơn, nóng nực hơn, bụi bặm hơn, xấu xí hơn và bẩn thỉu hơn. Những không gian xanh bị mất đi nhiều do những diện tích ao hồ, công viên và đồng ruộng ngày một thu hẹp. Không những thế, hơn 20 năm sau, Hà Nội tiếp tục trải qua một trận bão lớn với sự ra tay của cả hệ thống chính trị thành phố Hà Nội mà mục tiêu là 6.708 cái cây trồng trên hè phố. 

Chiến dịch chặt hạ, thay mới cây thực sự là một thảm họa khi nhận được sự phản đối dữ dội của nhân dân Hà Nội, đặc biệt là những người đã sống lâu năm trên mảnh đất này. Với họ những cái cây không chỉ là những thực vật thuần túy mà đã trở thành những người bạn, thậm chí đã hóa thân thành thần linh thảo mộc nương náu chốn này.

 Chiến dịch đã phải dừng lại sau khi mới đi được một phần ba chặng đường kèm theo những chuyện cười ra nước mắt khi có sự tranh luận gay gắt về “nhân thân” của một cái cây khiến mẩu chuyện “mỡ hay vàng tâm” đã trở thành tiếu lâm trên hè phố. Kết luận thanh tra đã cho một số kết luận sau: 

Thứ nhất là chủ trương đúng đắn. Công tác tuyên truyền chưa đủ nên gây sự hiểu lầm trong nhân dân. Thứ hai, khẳng định cây trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây MỠ chứ không phải Vàng Tâm, phát hiện một số việc thực hiện không đúng quy trình và/hoặc thiếu hồ sơ, một số “thủ phạm” được nhắc đến trong kết luận là các công ty tư nhân Thịnh An, Vĩnh An và Bình Minh, Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm (đều thuộc Sở Xây dựng Hà Nội). Ngoài ra cũng đề cập đến trách nhiệm của Sở Xây dựng, Sở TT&TT, các cơ quan truyền thông của thành phố, lãnh đạo Thành phố.

Trên cơ sở đó, Thanh tra Hà Nội kiến nghị (trích):
1.  UBND TP Hà Nội nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của Lãnh đạo UBND do thiếu kiểm tra và sâu sát trong công tác chỉ đạo, triển khai viêc thực hiện cải tạo thay thế cây xanh ở Thủ đô;
2.  Sở Xây dựng Hà Nội kiểm điểm và có hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân lãnh đạo Sở và những cá nhân trực tiếp liên quan, Phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm, Ban duy tu công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Từ kết luận của Thanh tra Hà Nội, Chủ tịch UBND TP yêu cầu, ban cán sự Đảng UBND TP kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo UBND, Sở Xây dựng, các tổ chức, cá nhân liên quan theo thẩm quyền, xong trước ngày 30/6/2015.

Hôm nay là 29/6/2015, các báo đài vẫn lặng ngắt trong khi nhân dân thì vẫn đang sốt ruột chờ xem hình thức kỷ luật nào sẽ được đưa ra đối với các tập thể và cá nhân sau khi kiểm điểm. 

Không lẽ vụ việc lại “chìm xuồng”? Chắc là không chìm được vì cơn bão Hagibis ngày 13/6/2015 đã một lần nữa cho thấy chủ trương đúng đắn của chiến dịch đồng thời cũng giúp lãnh đạo Hà Nội nhìn thấy tận mắt việc thực hiện của bộ phận chức năng khi có những cây mới trồng bị gió giật bật tung gốc còn nguyên cả bọc nylon dùng cho vận chuyển.

Trước đó, ở một bài phỏng vấn, Tướng Thước (nguyên Tư lệnh Quân khu 4) cũng bày tỏ sự lo lắng, nếu không giải quyết tốt vấn đề này thì sau này sẽ gây ảnh hưởng đến lòng tin của người dân với các quyết định của thành phố.
“Việc chặt cây này, dân chưa thuận chứng tỏ việc lãnh đạo của cán bộ chúng ta chưa đúng. Một lần đưa ra mà dân nghi ngờ thì sau này, các chủ trương đưa ra dù đúng thì người ta cũng nghi ngờ.

Điều đó, gây ra một tác động không nhỏ đến vai trò lãnh đạo của thành phố. Ở đây, cần phải có cách làm hợp lý, phù hợp, các địa điểm cây còn đẹp, chưa cần phải thay thế thì nên giữ cây cũ lại.
Việc thành phố 5 – 7 năm mới có lại bóng mát như xưa thì không ai chịu được. Măng có mọc thì mới chặt tre già đi còn măng chưa mọc đã chặt tre già rồi thì không thể được“, Tướng Thước nhấn mạnh.

Thật cay đắng khi ông tướng già nhìn thẳng vào sự thật, đã phát hiện ra một điều rất đau lòng của lãnh đạo Hà Nội thời nay, đó là  “chặt tre khi măng còn chưa mọc”. Hành động này thể hiện sự ngu ngốc không thể biện minh, khiến nhiều con đường trở thành “sa mạc”. Không chỉ thế, nó còn cho thấy tầm nhìn rất giới hạn của lãnh đạo Hà Nội mặc dù có rất nhiều giáo sư tiến sỹ, thạc sỹ, thậm chí còn có hẳn một ông Thị trưởng xuất thân là dân Kiến trúc.

Đồng quan điểm đó, ông cựu dân biểu Lê Văn Cuông cũng bày tỏ, người dân được thụ hưởng và đã góp rất nhiều công để bảo vệ, chăm sóc cây xanh, tuy nhiên, thành phố chặt cây lại không hỏi ý kiến của họ, như vậy là không đảm bảo được quyền dân chủ
“Ngoài việc không hỏi ý kiến người dân thì việc chặt hạ cây xanh ào ào mà không có chọn lọc, xác định kỹ đã tạo nên sự nghi ngờ là có lợi ích nhóm hay vấn đề gì đó không trong sáng ở chủ trương này.

Bên cạnh đó, một số lãnh đạo của thành phố trả lời không thống nhất, mâu thuẫn nhau, điều đó, chứng tỏ có vấn đề không chặt chẽ ở đây“, ông Cuông chia sẻ.
Thêm nữa, vấn đề nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý cá nhân có liên quan như thế nào. Dư luận chờ đợi và lúc đó, mới có thể đánh giá xem Hà Nội có nghiêm túc, tôn trọng ý kiến của dân không.

Vị này nhấn mạnh: “Nếu như để giảm sức nóng của dư luận rồi tuyên bố hùng hồn, có vẻ là nghiêm túc nhưng cuối cùng lại “đầu voi, đuôi chuột” , hay 30 ngày sau mọi việc lại giải quyết không minh bạch, giơ cao đánh khẽ thì sẽ tiếp tục làm người dân mất niềm tin”.

Tướng Thước đã khẳng định: không có việc gì là không liên quan đến người dân, quyền lực thuộc về Nhà nước nhưng lợi ích thuộc về nhân dân và Đảng ta là Đảng của dân, vì dân. Một đảng viên sai phạm đương nhiên đảng viên đó phải kiểm điểm và chịu hình thức kỷ luật, một chi bộ đảng bộ có đảng viên sai phạm cũng phải kiểm điểm trách nhiệm liên quan, đặc biệt là trách nhiệm và vai trò người đứng đầu. Các lãnh đạo Hà Nội đều là đảng viên. Công luận đang hết sức chờ đợi thông báo của Ban Cán sự Đảng thành phố cũng như từ các cơ quan hữu quan. 

Nên nhớ, việc sử dụng tiền ủng hộ của cán bộ và chiến sỹ Công an Thành phố Hà Nội và tài trợ của ngân hàng VPBank sai mục đích (từ trồng cây vàng tâm như đã phê duyệt sang thành cây mỡ) có dấu hiệu hình sự hay không còn là một câu chuyện dài mà nếu lãnh đạo thành phố Hà Nội không quan tâm thì kết quả cuối cùng sẽ không lường trước được.

Một câu nói từ muôn đời đã có mà các vị lãnh đạo vẫn thường nói nhưng lại hay quên, xin được nhắc lại: Lấy Dân Làm Gốc!

Nhân dân sẽ ghi nhớ tất cả những gì các vị làm, kể cả những lời hứa suông!

Hà Nội ngày 29 tháng 6 năm 2015
M.L.
Tác giả gửi BVN

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuyên bố số 6/Hội NBĐLVN phản đối Công an TP.HCM đàn áp Chủ tịch Hội NBĐLVN

 

Tuyên bố số 6/Hội NBĐLVN phản đối Công an TP.HCM đàn áp Chủ tịch Hội NBĐLVN

1. Từ đầu tháng 6/2015, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) – Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã 3 lần liên tiếp gửi giấy triệu tập đối với Nhà báo Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (IJAVN) về “làm rõ nội dung các bài viết đăng lên Internet liên quan Nguyễn Quang Lập”.

Sau khi nhà báo Phạm Chí Dũng từ chối đến Cơ quan ANĐT cả 3 lần vì lý do sức khỏe, ngày 25/6/2015, khoảng 20 nhân viên an ninh đã ập vào trường Tuổi Thơ 7, quận 3, TP.HCM – là nơi gửi con của nhà báo Phạm Chí Dũng – để bắt giữ và cưỡng chế thô bạo ông về Cơ quan ANĐT tại số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, giữ người đến cuối giờ chiều mới thả ra.

Ngày 26/6, nhà báo Phạm Chí Dũng lại một lần nữa bị các nhân viên an ninh ép xe trên đường, cưỡng bức đưa về Cơ quan ANĐT, giữ người đến cuối giờ chiều mới thả ra.
Mặc dù lý do làm việc của Cơ quan ANĐT là về vụ án Nguyễn Quang Lập, nhưng hầu hết các câu hỏi thẩm vấn đều xoáy vào IJAVN, trang web của hội này là Việt Nam Thời Báo và các bài viết trên báo nước ngoài của tác giả Phạm Chí Dũng. Cơ quan ANĐT đòi hỏi trang web Việt Nam Thời Báo phải ngừng hoạt động.

Ngày 25 và 26 tháng 6 năm 2015, Cơ quan ANĐT lại tiếp tục phát giấy triệu tập đối với Nhà báo Phạm Chí Dũng để “hỏi rõ nội dung một số bài viết ông Dũng đăng lên mạng Internet”. Có thể hiểu là đến lúc này, mục đích của chính quyền và công an không chỉ muốn ngăn chặn và loại bỏ hoạt động của IJAVN mà còn nhắm tới việc ngăn chặn và loại bỏ vai trò chủ tịch hội của nhà báo Phạm Chí Dũng.

Với 2 giấy triệu tập ngày 25 và 26 tháng 6 năm 2015 do Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn ký tên, Cơ quan ANĐT đã lạm quyền khi sử dụng giấy triệu tập không đúng với qui định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) ngày 12 tháng 01 năm 2006 của Bộ Công An về việc chỉ “Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự” mới có quyền hạn “triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án”. Tức chỉ sau khi khởi tố vụ án, phân công điều tra viên, những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới được điều tra viên triệu tập.

Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11) cũng qui định: nghiêm cấm lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, đối tượng, chức năng, thẩm quyền như lợi dụng việc ký, sử dụng giấy triệu tập gọi hỏi nhiều lần về các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án hoặc hỏi đi hỏi lại về một vấn đề mà họ đã trình bày, v.v. làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Mặc dù được yêu cầu là “người làm chứng”, nhưng nhà báo Phạm Chí Dũng luôn bị Cơ quan ANĐT đe dọa là “từ nay trở đi sẽ cưỡng chế triệu tập bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu”. Sỹ quan an ninh thẩm vấn trực tiếp còn có hành vi ép buộc nhà báo Phạm Chí Dũng phải ký tên vào biên bản ghi lời khai cùng cản trở quyền đón con nhỏ của ông.

Từ cuối năm 2013 sau khi tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam và thành lập IJAVN đến nay, Nhà báo Phạm Chí Dũng liên tục bị cơ quan công an tổ chức theo dõi, tịch thu hộ chiếu cấm xuất cảnh, ngăn chặn không cho ra khỏi nhà, gần 20 lần bị triệu tập, một số lần bị bắt giữ trái phép.

2. Những động tác triệu tập, đối xử thô bạo, nội dung thẩm vấn và hành vi sách nhiễu khác của Cơ quan ANĐT trong thời gian qua khó có thể được hiểu khác hơn là nhằm mục đích muốn loại trừ IJAVN và vai trò chủ tịch IJAVN của Nhà báo Phạm Chí Dũng, bất chấp thiện chí của IJAVN là phản biện ôn hòa với nhà cầm quyền về chính sách và và việc thực hiện chính sách để cùng hỗ trợ người dân, đặc biệt là người nghèo trong xã hội.

Những hành động trên của Công an TP.HCM là một bằng chứng rõ ràng về việc Nhà nước Việt Nam đã rất thiếu tôn trọng những cam kết của họ trong vai trò một thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.

Những hành động trên lại chỉ xảy ra ít ngày trước chuyến công du Hoa Kỳ của người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam – ông Nguyễn Phú Trọng, một chuyến đi mang ý nghĩa rất quan trọng về quân sự, kinh tế, nhưng cũng có thể không tránh được các chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế và người Việt hải ngoại về tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ Việt Nam.

Trước nguy cơ bị nhà cầm quyền đe dọa và có thể dẫn tới đàn áp nhằm xóa sổ IJAVN – một tổ chức xã hội dân sự mặc nhiên được hiến định trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 và 2013, các nhà báo độc lập của IJAVN lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động sách nhiễu, đối xử thô bạo và có thể tiến tới bắt giam của Công an TP.HCM đối với không chỉ Chủ tịch IJAVN Phạm Chí Dũng trong thời gian qua mà còn có thể xảy ra với một số thành viên IJAVN trong thời gian tới.

IJAVN kêu gọi các chính phủ, tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước quan tâm dân chủ và nhân quyền, cùng các tổ chức truyền thông hãy có biện pháp thiết thực để hỗ trợ IJAVN trong hoàn cảnh bị đàn áp nặng nề hiện nay.
Ngày 29 tháng 6 năm 2015

Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

* Bản tuyên bố này thể hiện bằng các ngôn ngữ Việt – Anh, được gửi đến các ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Ttrương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng công an Trần Đại Quang, cùng các cơ quan và tổ chức dân chủ, truyền thông quốc tế.
***
Statement number 6/IJANVN on opposing persecution of JIAVN’s head.
1. Since the beginning of June 2015, Security Investigation Department (SID) – Ho Chi Minh City Police has continuously sent 3 summonses to journalist Pham Chi Dung – head of Independent Journalists Association of (IJAVN) questioning “contents of articles linking to blogger Nguyen Quang Lap.”
After 3 times refusing to present at SID’s office due to health problems, Pham Chi Dung was arrested on 25/06/2015. There were about twenty policemen came up at his child’s daycare – Tuoi Tho 7 in district 3, Ho Chi Minh City and forced him to SID’s office on Phan Dang Luu 4, Binh Thanh District. And he was not released until the end of the same day.

On 26/06 Dung was again forced to stop and brought to SID’s office for a whole day detention.
The reason of the detention would have been all about Nguyen Quang Lap issues, but all the questions focused on IJAVN, the IJAVN’s official website The Vietnam Times and articles written by Pham Chi Dung and published on media overseas. SID demanded that The Vietnam Times must be terminated.

On 25 -26/06/2015 SID continued sending Pham Chi Dung summonses to “clarify his published articles on the internet”. It is obvious up to now that the authorities and Police Department not only want to terminate activities of IJAVN but also aim to prevent and terminate his role as head of IJAVN.
Having issued two summonses signed by colonel Nguyen Anh Tuan on 25-26/06/2015, SID abused their power by sending those summonses that is not relevant to Criminal Code 2003 and circular 01/2006/TT-BCA(C11) which was issued on 12/01/2006 by Ministry of Public Security. Criminal Code states that investigator(s) who assigned to investigate criminal cases is (are) the only person(s) to “summon and interrogate the accused; to summon and take testimonies from witnesses, victims, civil plaintiffs, civil dependants and persons with interests and obligations related to the cases”. In other words, the accused will only be summoned after the case is prosecuted and investigator(s) is assigned.

Circular 01/2006/TT-BCA(C11) also defines “abusing summonses is strictly prohibited if those are not used for the right purpose or to- be-expertized objects, the right function and competency such as questioning many times about unimportant issues or that are not relevant to the case, or questioning repeatedly about the statements which are already presented, etc. Summonses that might influence activities of institutions, organizations or that might affect the reputation of organization or that of individuals are strictly forbidden.”

In spite of being requested as “a witness”, Pham Chi Dung was warned by SID that “from now on he will be forcibly summoned anytime and anywhere”. Moreover, the police officer who interrogated Pham Chi Dung forced him to sign the minute of statements and interfered the right to pick up his child from the daycare.

After quitting his status as a member of Vietnam Communist Party and establishing IJAVN, Pham Chi Dung has been following by policemen; his passport was seized and he is not allowed to go abroad. In addition, he was prevented from going out of his house. Besides, he was summoned 20 times and arrested illegally a few times.

2. The purposes of SID’s activities – summoning, brutally treating, content of questioning, and other harassment activities in the last few months – cannot be modified other than expelling IJAVN and Pham Chi Dung function as the head of IJAVN. Then SID disregards IJAVN’s attempts for peaceful debating with the government about policies and implementation those policies in order to support Vietnamese people, especially the poor ones.

The activities of SID confirmed the fact that Vietnamese authorities does not respect the commitment to their role as a member of United Nation Human Rights Committee.
Those violations were implemented a few days ahead the trip to The United States of America of Nguyen Phu Trong- chief of Vietnam Communist Party whereas this trip is considered extremely important for Vietnamese economy and security. However, it will surely encounter critics about its  violations on human rights  from international and Vietnamese overseas communities.

Being subject to intimidating and violating to exclude IJAVN – a Civil Society Organization which is founded based on Constitution of the Socialist Republic of Vietnam in 1992 and 2013, independent journalists of IJAVN strongly oppose not only SID’s intimidation, harassment and detention towards Pham Chi Dung in the last few months but also that of SID towards some members of IJAVN.

IJAVN urges internal and international agencies, NGOs, and governments those highly praise democracy and human rights as well as media organizations to support IJAVN during this tremendous intimidation.

June 29,2015
Independent Journalists Association of Vietnam
* The statement is written in Vietnamese-English and will be sent to Nguyen Phu Trong-Chief of Vietnam Communist Party, President Truong Tan Sang, Prime Minister Nguyen Tan Dung, Tran Dai Quang- Minister of Public Security of Vietnam, democratic institutions and organizations, international media.
 ***
Déclaration N°6 de l’Association des Journalistes Indépendants du Vietnam pour protester contre la répression de la police sur notre président 
Dès le début Juin 2015, le bureau d’enquête de la Police secrète de Ho Chi Minh Ville a envoyé trois convocations au journaliste Pham Chi Dung, président de l’Association des Journalistes Indépendants du Vietnam pour « clarifier les contenus des articles publiés sur internet concernant Monsieur Nguyen Quang Lap ».

Après la refuse du journaliste Pham Chi Dung pour la raison de santé, le 26 Juin 2015, environ une vingtaine agent de police ont fait irruption à l’école maternelle Tuoi Tho 7 où fréquente son fils. Ils lui a arrêté violemment et l’emmené au N°4 Phan Dang Luu, arrondissement Binh Thanh, jusqu’à la fin de l’après-midi.

Le 26 Juin 2015, encore une fois, le journaliste est forcé d’aller au bureau d’enquête de la police, quand il est en train de rouler avec son scooter.

Quoique la raison officielle de sa garde à vous est concernée le dossier Nguyen Quang Lap, mais presque toutes les questions pendant l’interrogatoire sont concentrées sur l’IJAVN, son site web Vietnam Times et les articles publiés à l’étranger de l’auteur Pham Chi Dung. La police lui a demandé de fermer le site Vietnam Times.

Le 25 et 26 juin 2015, la police continue d’envoyer une convocation au journaliste Pham Chi Dung, pour « éclairer les contenus des articles de Monsieur Dung sur l’Internet ». Jusqu’à maintenant, on peut comprendre l’objectif des autorités : non seulement pour empêcher et éliminer des activités de l’IJAV, mais aussi celles du journaliste Pham Chi Dung en tant que président de l’association.

Avec deux convocations datées le 25 et 36 juin 2015 signées par lieutenant colonel Nguyen Anh Tuan, le bureau d’enquête de la police a abusé de son pouvoir quand il utilise des convocations non conforme à la Code de procédure pénale de 2003 et le circulaire N°01/2006/TT-BCA le 12 janvier 2006 du Ministère de la Sécurité Publique qui indiquent seulement « des enquêteurs chargés d’enquêter sur une affaire pénale » peuvent « convoquer et interroger des suspects ; convoquer et prendre des dépositions des témoins, des victimes, des parties civiles, des accusés civils, des personnes qui ont des droits et obligations relatifs à l’affaire ». 

Cela veut dire seulement après la mise en examen et la désignation des enquêteurs, ceux qui participent à la procédure dans les affaires pénales peuvent être convoqués.
Cette circulaire prévoit également l’interdiction d’abuser des convocations pour régler des affaires non conforme aux buts, sujets, fonctions, compétences. 

Par exemple l’utilisation des convocations plusieurs fois pour interroger sur des sujets sans importance, non concernés de l’affaire, ou interroger plusieurs fois sur un sujet que l’intéressé a déjà fait sa déposition etc. qui a affecté le fonctionnement des institutions, discrédité des organisations et des individus.
Bien que être convoqué comme « témoin », le journaliste Pham Chi Dung est menacé « dès maintenant », il sera « forcé d’aller à la police n’importe quand et n’importe où ». L’officier de police ainsi lui contrainte de signer le procès-verbal contre son gré, et entraver son droit d’aller cherche son enfant.

A partir de la fin d’année 2013, après sa déclaration de quitter le parti communiste vietnamien et la création de l’IJAVN, le journaliste Pham Chi Dung souvent traqué par la police, se fait confisqué son passeport, interdit de quitter le territoire, empêcher de sortir de sa maison. Il est convoqué environ une vingtaine de fois et arrêté illégalement deux fois.
***
Comment expliquer des actes comme des convocations, traitements violents, des interrogatoires et harcèlements du bureau d’enquête de la police secrète au cours des dernier temps, sinon pour but éliminer l’IJAVN et le rôle de président du journaliste Pham Chi Dung, en dépit de la bonne volonté de l’IJAVN de la critique pacifiquement aux autorités sur ses politiques et la réalisation de ses politiques, pour supporter des gens, surtout des pauvres dans la société.

Des abuses ci-dessus de la police de Ho Chi Minh Ville prouvent clairement le non respect de l’Etat vietnamien de ses promesses, en tant que membre de la Commission du Droit de l’Homme de l’ONU.

Ces actions ont eu lieu seulement quelques jours avant la visite officielle des Etats-Unis du chef du Parti Communiste du Vietnam – Monsieur Nguyen Phu Trong, un voyage très importante militairement et économiquement ; mais ne peut pas éviter des fortes critiques de la communauté internationale et les vietnamiens outre-mer sur la violation gravement de droit de l’homme du régime.

Face au risque des menaces et réprimes des autorités pour éliminer l’IJAVN – une organisation de la société civile qui a le droit d’exister d’après la Constitution du Vietnam de 1992 et 2013, des journalistes indépendants de l’IJAVN contestent vivement des harcèlements, des traitements cruels qui peuvent aboutir à des arrêts non seulement pour son président Pham Chi Dung mais aussi pour ses autres membres dans l’avenir proche.

L’IJAVN exhorte des gouvernements, des organisations non gouvernementales internationales et locales souciant de la démocratie du droit de l’homme, ainsi que des médias d’avoir des mesures concrètes pour nous soutenir dans cette situation insupportables.

Ho Chi Minh Ville le 29 juin 2015
L’Association des Journalistes Indépendants du Vietnam
*Cette déclaration exprimée en vietnamien, anglais et français, est envoyée aux :
– Monsieur Nguyen Phu Trong, Secrétaire général de la Parti Communiste du Vietnam
– Monsieur Truong Tan Sang, Président de la République socialiste du Vietnam
– Monsieur Nguyen Tan Dung, Premier Ministre du Vietnam
– Monsieur Tran Dai Quang, Ministre de la Sécurité Publique du Vietnam
– Des organismes, des institutions démocratiques et des médias internationaux

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Tự do báo chí hay là Cứu cánh biện minh cho phương tiện?


Tự do báo chí hay là Cứu cánh biện minh cho phương tiện?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-06-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
06292015-free-of-pres-or-fina-just-the-mea.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Báo chí vẫn là công cụ của đảng
Báo chí vẫn là công cụ của đảng
File photo
Ngày báo chí hay ngày báo chí cách mạng
Đến hẹn lại lên, hàng trăm tờ báo Việt nam do đảng cộng sản lãnh đạo kỷ niệm ngày 21/6, được gọi một cách chính thức là ngày Báo chí Việt nam. Đôi khi ngày này cũng được gọi là ngày Báo chí cách mạng.

Không hẹn mà gặp, nhà báo Bùi Tín và blogger Kami đều có nhận xét về chữ cách mạng dùng cho ngày 21/6.  Ông Bùi Tín người từng là Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân, hiện sống ở Pháp như một nhà bất đồng chính kiến, đặt câu hỏi cách mạng là gì? Ông trả lời rằng cách mạng là thay đổi tận gốc, là đổi đời. Blogger Kami ở trong nước cũng cho rằng khái niệm cách mạng phải được hiểu là: quá trình thay đổi lớn và căn bản theo hướng tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó

Ông Kami viết trong bài về báo chí tư nhân trên trang blog của mình rằng nếu cách mạng là như thế thì báo chí hiện nay ở Việt nam không phải là báo chí cách mạng, vì báo chí Việt nam hiện nay không phục vụ cho một sự tiến bộ mà phục vụ cho đảng cầm quyền của những người cộng sản.
Blogger Song Chi thì thêm rằng nền báo chí Việt nam hiện nay là nền báo chí không phục vụ nhân dân mà phục vụ giai cấp cầm quyền và những người có tiền. 

Song Chi là một người bất đồng chính kiến với những người cộng sản, hiện đang sống như một người tị nạn chính trị tại Na Uy. Điều trớ trêu là những người cộng sản cũng là những người hay nói đến giai cấp trong cuộc đấu tranh của họ. Nhưng khi họ cầm quyền thì họ biến thành một giai cấp mới nói theo Milovan Djilas, người từng là nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam Tư. 

Trình trạng cầm quyền của những người cộng sản Việt nam lại càng phức tạp hơn khi họ công nhận một số nguyên tắc của kinh tế tư bản từ 30 năm nay, và điều đó sinh ra một tầng lớp giàu có. Tầng lớp này có thể lũng đoạn báo chí như blogger Song Chi đề cập, hay một cách tổng quát hơn trong lời phó ban tuyên giáo của Đảng, họ có thể cấu kết với giai tầng cầm quyền để trở thành những nhóm lợi ích đầy quyền lực, trong đó có cả quyền lực truyền thông.

Nền báo chí Việt nam hiện nay là nền báo chí không phục vụ nhân dân mà phục vụ giai cấp cầm quyền và những người có tiền
Blogger Song Chi
Sự xuống cấp của báo chí và sự tự do
Năm nay báo chí chính thống không chỉ ca ngợi mà đăng cả những lời than phiền, điển hình là lời than phiền của ông Hữu Thọ một nhà báo có nhiều danh vọng trong bậc thang phẩm hàm của đảng cộng sản. Ông Thọ nói là ông rất buồn lòng vì tình trạng báo chí hiện nay.

Nhà báo kỳ cựu Huỳnh Ngọc Chênh đáp lời:
Bên cạnh đó ông còn chịu trách nhiệm đúc ra hàng loạt những cán bộ tư tưởng tuyên giáo nữa, một trong những sản phẩm do ông góp phần tạo ra là ông Nguyễn Phú Trọng mới rồi đã tuyên bố nhân ngày báo chí cộng sản: "báo chí là công cụ tuyên truyền, là công cụ đấu tranh giai cấp của đảng" thì còn đâu là báo chí của sự thật nữa ông.

Đã tuyên truyền là phải dối trá.
Blogger Nguyễn Đình Ấm, cũng từng là một nhà báo phát biểu tương tự như ông Chênh, rằng xã hội lưu manh thì nhà báo cũng là sản phẩm của xã hội ấy.

Tác giả Hà Linh Quân thì đặt vấn đề là phải chăng “Sự xa rời những tiêu chuẩn làm báo tất yếu phải dẫn đến sự xuống cấp của nhiều nhà báo.”

Cây bút Đinh Liên trả lời Hà Linh Quân:
Nhưng tiêu chuẩn đặt ra là gì? Đó có phải là sự thật, là khách quan, là trung thực? Hay nói trắng ra là vì tiêu chuẩn báo chí bị hạ thấp bởi chính “nhiệm vụ chính trị”, cái thứ làm nên một nền báo chí tự do trong khuôn khổ mà Đảng “quy hoạch.”.

Nhà báo kỳ cựu Mạnh Kim tiếp lời về khái niệm Tự do trong nền báo chí do đảng cộng sản lãnh đạo rằng “Tự do” là khái niệm được hiểu là khoảng không gian giới hạn mà phóng viên phải mặc nhiên hiểu như một ý thức nghề nghiệp hình thành như một quán tính nhắc nhở thường trực chớ nên dại dột vượt qua.
Báo chí là công cụ tuyên truyền, là công cụ đấu tranh giai cấp của đảng
TBT Nguyễn Phú Trọng
Mạnh Kim viết tiếp về hai bài báo trên báo chí chính thống trong ngày 21/6:
Có một điều mà ít ai chú ý, nhưng rất thật, là cả hai bài viết về báo chí cách mạng đều không có chữ "tự do". Hoàn toàn không nhắc đến khái niệm "tự do báo chí". Có đáng ngạc nhiên không? Có lẽ khái niệm đó không tồn tại trong nền "báo chí cách mạng."

Cũng trong ngày 21/6 một tờ báo chính thống lại đăng bài chỉ trích nền báo chí của chế độ Việt nam cộng hòa tại miền Nam trước năm 1975. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn cho rằng những tờ báo mà ông biết ở miền Nam trước đây phần lớn là của tư nhân, và họ thường xuyên chỉ trích chính phủ. Trong khi đó nhà nước cộng sản Việt nam hiện nay tuyệt đối không cho phép tư nhân tham gia lĩnh vực báo chí, một điều mà trớ trêu thay, chính người sáng lập đảng cộng sản Việt nam đã từng lên tiếng chỉ trích người Pháp thời thực dân về điều đó.
Một công nhân đang đọc báo đảng bên canh cờ đảng ở Hà Nội
Một công nhân đang đọc báo đảng bên canh cờ đảng ở Hà Nội

Giáo sư Tuấn trích nguyên văn lời ông Hồ Chí Minh trong cuốn sách của ông có tên là Bản án chế độ thực dân Pháp:
Mãi đến bây giờ, chưa có người An Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả.  

Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay vǎn học như ta thấy ở châu Âu và các nước châu á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hoá và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy

Viết giữa hai dòng chữ
Giáo sư Tuấn bình luận tiếp về bài báo chỉ trích báo chí Việt nam cộng hòa:
Nghĩ thật trớ trêu: một nền báo chí bị xếp hạng tự do 174/180, đứng chung với những nước "đầu trâu mặt ngựa" như Tàu, Bắc Hàn, Somalia, Syria, Turkmenistan. Eritrea, v.v. mà chê bai một nền báo chí tự do hơn mình! Nhưng cũng có thể người viết phải viết như thế để có dịp gửi một thông điệp về tự do báo chí đến bạn đọc, và như thế thì là một việc đáng phục.

Nghi vấn mà Giáo sư Tuấn đặt ra được nhiều blogger xác nhận. Bà Song Chi gọi những nhà báo đó là những anh hùng
Họ là những nhà báo vẫn đang làm việc cho một tờ báo của nhà nước, nhưng cố gắng không trở thành bồi bút hoặc không góp phần “ xả rác” vào xã hội bởi những tin bài của mình.

Tôi vô cùng khâm phục những nhà báo tử tế, chân chính còn sót lại giữa làng báo thiếu vắng tự do dân chủ và tràn ngập những cướp, giết, hiếp, mông đùi hở hang…như ở VN.
Có người nhận xét sự can đảm đó ít hay nhiều mang tính bi kịch như những nhà nho khẳng khái thời phong kiến, những người phải ý tại ngôn ngoại để người đọc hiểu ra thông điệp về sự thật.

Nghĩ thật trớ trêu: một nền báo chí bị xếp hạng tự do 174/180, đứng chung với những nước "đầu trâu mặt ngựa" như Tàu, Bắc Hàn, Somalia, Syria, Turkmenistan. Eritrea, v.v. mà chê bai một nền báo chí tự do hơn mình!
Giáo sư Tuấn
Cứu cánh biện minh cho phương tiện
Người ta cho rằng những người cộng sản hoàn toàn ý thức được sức mạnh của báo chí như là một quyền lực thứ tư cho nên họ một mực phải kiểm soát, không cho nó rơi vào tay những người đối lập. Do đó nó đã trở thành công cụ cho sự cầm quyền của họ, mục tiêu tối thượng của họ.

Tương tự như vậy là luật pháp.

Trong bài tìm hiểu về pháp luật hiện tại ở Việt nam, blogger Nguyễn Thị Từ Huy so sánh điều luật chống phản cách mạng ngày ông Hồ Chí Minh còn sống, và những điều luật phản dân chủ ngày nay của pháp luật Việt nam. Bà thấy rằng nội dung của nó không khác sau thời gian dài nửa thế kỳ. Nguyễn Thị Từ Huy viết rằng Luật pháp là để bảo vệ đảng cầm quyền chứ không phải để bảo vệ người dân.
Nhưng tất cả những hành động dựa trên quan điểm cứu cánh biện minh cho phương tiện đó đã dẫn đến những hệ lụy đáng buồn cho nước Việt hiện nay.

Nguyễn Thị Từ Huy đặt câu hỏi là tại sao ông Hồ Chí Minh lại đánh đồng Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội trong luật của ông! Rồi đến một ngày đảng của ông đứng trước thế lưỡng nan là không thể cứu Tổ quốc đồng thời với chủ nghĩa xã hội, một lý tưởng chung với kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc.

Một hệ lụy khác trầm trọng hơn là sự tan rã của xã hội.
Blogger Nguyễn Vũ Bình viết rằng hiện nay lòng tin là sự xa xỉ, không có lòng tin ở cái chung, những cá nhân xây dựng riêng cho mình những lòng tin khác nhau, tránh chuyện nhạy cảm và do vậy không ai chịu ai, lòng người ly tán.

Sự ly tán của Nguyễn Vũ Bình cũng chính là sự tan rã của nhà văn Bùi Ngọc Tấn khi nói về quyển sách của mình, mà blogger Tưởng Năng Tiến trích lời
“Tôi chỉ có thể tóm tắt lại như thế này, đây là sử thi, quyển tiểu thuyết sử thi thời sự tan rã. Tan rã trong hệ tư tưởng, tan rã trong quan hệ sản xuất, nghĩa là tan rã trong ý thức hệ, tan rã trong quan hệ giữa người với người.”

Nhưng còn đảng cầm quyền?
Cánh Cò viết bài Hội chứng đảng, trong đó tác giả cho rằng những người cầm quyền ở Việt nam đang mắc một hội chứng đảng, và đang biến mình thành những con bệnh vì đang tin vào những điều sáo rỗng và mù quáng.

Người bị trị và kẻ cai trị  cũng đều có thể có số phận bi kịch vì như blogger Viết từ Sài gòn bình luận:
Bởi suy cho cùng, bất kỳ phương tiện nào đi đến mục đích có tính chất gian manh đều cho thấy mục đích chẳng tốt đẹp của nó.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Hội Nhà báo ĐLVN ra tuyên bố số 6 phản đối công an đàn áp ông Phạm Chí Dũng


Hội Nhà báo ĐLVN ra tuyên bố số 6 phản đối công an đàn áp ông Phạm Chí Dũng

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-06-29
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
06292015-indp-repor-asso-prots-poli-perse.mp3 Phần âm thanhTải xuống âm thanh
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam chính thức ra mắt hoạt động vào ngày 4 tháng 7 năm 2014.
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam chính thức ra mắt hoạt động vào ngày 4 tháng 7 năm 2014.
File photo
Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, một tổ chức xã hội dân sự không thuộc Nhà nước, hôm nay ra tuyên bố số 6 phản đối Công an Thành phố Hồ Chí Minh đàn áp chủ tịch hội là ông Phạm Chí Dũng.
Theo nhận định thì biện pháp của công an nhằm loại bỏ tờ báo của hội mà sau chưa đầy một năm ra đời đã thu hút được nhiều độc giả quan tâm tình hình đất nước, muốn biết sự thật.
Thực tế đàn áp
Tuyên bố nhắc lại việc chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng trong hai ngày 25 và 26 tháng 6 vừa qua bị nhân viên an ninh ép đi làm việc.
Đây không phải là lần đầu tiên mà trong vòng chưa đầy hai năm kể từ cuối năm 2013 sau khi công khai từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam, rồi tham gia thành lập Hội Nhà báo Độc lập, ông Phạm Chí Dũng từng bị triệu tập gần 20 lần, bị bắt giữ một số lần, bị tịch thu hộ chiếu cấm xuất cảnh. Và cơ quan an ninh thường xuyên theo dõi ông.
Một người biết vụ việc của chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nhà báo Võ Văn Tạo, từ Nha Trang cho biết:
“ Về yêu cầu của bên Công an đối với anh Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập yêu cầu phải dẹp bỏ tờ Việt Nam Thời báo- tờ báo mạng của Hội Nhà báo Độc lập, thì tôi cũng biết thông tin này. Ngay tối anh Dũng được thả ra sau khi bị bắt lúc sáng đến 5 giờ chiều mới được thả ra; sau đó có thông tin trên mạng Internet là công an yêu cầu anh như thế.
Công an hỏi về liên quan với nhà văn Nguyễn Quang Lập- Bọ Lập; họ lấy cớ vụ án của Nguyễn Quang Lập là chưa điều tra, nên muốn điều tra những quan hệ với nhà văn; nhưng chủ yếu là họ yêu cầu anh Dũng chấm dứt trang báo đó.”
Nhận định lý do
Bản thân chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng cũng có nhận định là cơ quan an ninh muốn loại bỏ mạng Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam:
Cuối cùng họ đưa ra yêu cầu đóng trang Việt Nam Thời báo, và tôi hiểu là tiếp sau trang Việt Nam Thời báo là họ nhấn mạnh phải loại trừ vai trò ở Hội Nhà báo Độc lập đối với cá nhân tôi
ông Phạm Chí Dũng
“ Họ mời tôi với cớ về vụ Nguyễn Quang Lập vì vụ đó chưa đình chỉ; nhưng tôi hiểu đó chỉ là cái cớ thôi vì hầu hết những câu hỏi không phải hỏi về Nguyễn Quang Lập mà hỏi về Hội Nhà báo Độc lập và trang Việt Nam Thời báo thôi. Cuối cùng họ đưa ra yêu cầu đóng trang Việt Nam Thời báo, và tôi hiểu là tiếp sau trang Việt Nam Thời báo là họ nhấn mạnh phải loại trừ vai trò ở Hội Nhà báo Độc lập đối với cá nhân tôi.”
Ông Phạm Chí Dũng trong một lần đi biểu tình phản đối Trung Quốc
Ông Phạm Chí Dũng trong một lần đi biểu tình phản đối Trung Quốc

Một người cho biết hằng ngày vẫn phải vượt tường lửa để vào mạng xem Việt Nam Thời báo của Hội Nhà báo Độc lập cho biết lý do phải tìm đến với tờ báo này:
“ Tại vì tờ báo đó là tờ báo đa chiều, nó tập hợp những bài viết, những quan điểm khác nhau và không giấu diếm những sự thật.

849 cơ quan báo đài của Nhà nước thì thông thường những bài viết ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà Nước cho dù đó là sự thật đi nữa cũng không được đăng lên. Những tiếng nói trái chiều hay không đúng chủ trương Nhà nước thì lại không được đăng tải. Cho nên tôi phải đi tìm những trang như Việt Nam Thời báo để tìm những tin tức, những sự thật để hiểu biết chính xác về tình hình của đất nước.”

Nhà báo Võ Văn Tạo đưa ra nhận định về lý do tại sao công an thẳng thừng đưa ra yêu cầu đối với chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam phải ngưng Việt Nam Thời báo:
Ở Việt Nam ai sống lâu năm ở thể chế này đều biết rằng mọi thứ mà không do Đảng cộng sản chủ trương lập ra thì đều bị coi là bất hợp pháp và là kẻ thù nguy hiểm của thể chế.

Không chỉ hội Nhà báo, kể cả những hội thông thường nhất như Hội Làm vườn; bất cứ hội gì Đảng đều tìm cách cài cắm người mình vào. Từ lâu chúng tôi biết rằng những hội đó do Đảng lập ra chẳng qua chỉ là những thứ hình thức để xiềng xích tất cả những giai tầng trong xã hội thôi.
Trang mạng tờ Việt Nam Thời Báo ngày 29 tháng 6, 2015
Trang mạng tờ Việt Nam Thời Báo ngày 29 tháng 6, 2015

Thế thì Hội Nhà báo Độc lập do anh Phạm Chí Dũng làm chủ tịch khi ra mắt thì như cái gai. Mà trong năm 2014 không chỉ có Hội Nhà báo Độc lập mà có một số hội đoàn, xã hội dân sự khác nữa như Công đoàn Độc lập, Hội Phụ nữ cũng độc lập… chừng trên 20 hội độc lập như thế  và họ tự tuyên bố thành lập chứ không đăng ký vì có đăng ký cũng không bao giờ được công nhận; mà theo truyền thống là đăng ký với cơ quan Sở Nội vụ thì tôi tin chắc chắn họ sẽ cung cấp cho đăng ký vì những tổ chức đó không phải do Đảng lập ra. Nên Hội Nhà báo Độc lập như một cái gai đối với thể chế này và đối với an ninh.”

Ở Việt Nam ai sống lâu năm ở thể chế này đều biết rằng mọi thứ mà không do Đảng cộng sản chủ trương lập ra thì đều bị coi là bất hợp pháp và là kẻ thù nguy hiểm của thể chế. Không chỉ hội Nhà báo, kể cả những hội thông thường nhất như Hội Làm vườn; bất cứ hội gì Đảng đều tìm cách cài cắm người mình vào
Nhà báo Võ Văn Tạo
Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nhà báo Phạm Chí Dũng, chia sẽ một số nguồn tin mà ông có được về mạng Việt Nam Thời báo của hội này:

“ Tôi có nghe những thông tin ( không biết có đúng không) là phía chính quyền đánh giá trang Việt Nam Thời báo và Hội Nhà báo Độc lập hiện nay có tầm ảnh hưởng khá rộng; đặc biệt ảnh hưởng đến cả khối công chức và người về hưu thành thử có thể đó là lý do họ không muốn tồn tại một chủ thể mặc dù đã được hiến định trong Hiến pháp năm 1992 và 2003. Họ không muốn tồn tại một Hội Nhà báo Độc lập bên cạnh một Hội Nhà báo Việt Nam. Và vẫn muốn giữ vai trò chuyên chế, độc tài về các hội đoàn dân sự của Nhà nước. 

Đó là nguồn thông tin riêng của tôi, tôi nghe được như vậy.
Một cơ sở nữa có lẽ lượng truy cập đối với Việt Nam Thời báo tăng đáng kể trong thời gian một năm vừa qua. Lượng truy cập bình quân hiện nay của Việt Nam Thời báo một ngày là từ 70- 80 ngàn; khi cao hơn có 100 ngàn một ngày. Có lẽ đó là một lý do để Nhà nước và ngành Công an cảm thấy lo ngại sự ảnh hưởng của trang Việt Nam Thời báo; đặc biệt là chúng tôi đặt ra yêu cầu trang Việt Nam Thời báo phải gia tăng tính phản biện về các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và kể cả tôn giáo nữa; phản ánh sự thật khách quan và nói lên tiếng nói của người dân.

Tôi nghĩ rằng trong một xã hội mà người ta không quan tâm nhiều lắm, hay quan tâm rất ít về tự do ngôn luận và kể cả vấn đề tự do tư tưởng, tự do báo chí thì có lẽ người ta chưa quen với sự tồn tại của cơ chế xã hội dân sự và các tổ chức xã hội dân sự độc lập như là Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.”

Báo chí Nhà nước và báo chí độc lập
Nhà báo Võ Văn Tạo cho biết trong thực tế tại Việt Nam có nhiều trang mạng của những người được gọi là ‘trí thức dấn thân’ cũng bị chặn tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người quan tâm đến thông tin sự thật vẫn tìm cách vượt tường lửa để đến với các trang mạng đó và nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng cuộc chiến giữa cơ quan tuyên truyền Nhà nước và truyền thông ‘lề dân’ không chịu sự kiểm soát nào là một cuộc chiến một mất, một còn.

“ Trong thời đại phát triển khoa học- kỹ thuật có Internet, có facebook  và có các phương tiện truyền thông khác và rất khó chặn. Có những quốc gia như Trung Quốc họ cũng ngặt nghèo hơn nhưng tôi cho rằng cũng vẫn bị lọt vì theo tôi việc họ chặn thì vẫn cứ ngăn chặn nhưng cái đà tiến bộ của khoa học- kỹ thuật và tiếp cận của cộng đồng ‘trí thức dấn thân’ thì tôi cho rằng người ta vẫn tìm cách vượt qua.

Hiện nay ở Việt Nam một số trang web trang blog cá nhân mà mạnh dạn, tương đối thẳng thắn và can đảm cũng bị chặn; rất khó vào nhưng những người biết cách bày nhau để vào xem.”
Xin được nhắc lại Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam với tờ báo mạng Việt Nam Thời báo ra đời vào ngày 4 tháng 7 năm ngoái.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Featured Post

🔥Lisa Pham Khai Dân Trí Ngày- 12/4/2024

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Link